b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài động vật hoang dã quý hiếm.
- Khách quan:
Người phạm tội có một trong số các hành vi sau:
+ “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm
theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
+ “Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó” là vận chuyển,
buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ
phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mà không có giấy
tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc
nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất... thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.
Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể dưới mức tối thiểu “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-
TANDTC (08/3/2007);
b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Sử dụng các phương tiện hoặc công cụ săn bắt bị cấm.
“Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm” là sử dụng các loại vũ khí quân dụng (kể cả đã được cải biến), các loại tên tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn, dùng đèn soi, gài súng và các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở địa bàn đó hoặc đối với loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đó.
+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm.
+ Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt trong khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc vào mùa di cư đến của chúng.
Tình tiết tăng nặng này chỉ áp dụng đối với hành vi “săn bắt” mà không áp dụng cho tất cả các hành vi khác được liệt kê trong mặt khách quan.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/3/2007):
- “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
+ Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng;
+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có số lượng cá thể dưới mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.
- “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
+ Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng;
+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có số lượng cá thể ở mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
- Trường hợp săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này như sau:
+ Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Số lượng các cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình phạt.
+ Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “dưới mức gây hậu quả nghiêm trọng” thì lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để xác định trong trường hợp cụ thể đó thuộc khoản 1 Điều 190 BLHS hay là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội