- Khách quan: người phạm tội có thể có các hành vi sau:
+ Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật. Đây là trường hợp cho vay không có bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) theo quy định của pháp luật.
+ Cho vay quá giới hạn quy định. Đây là trường hợp cho vay quá mức giới hạn theo
quy định. Ví dụ, thế chấp tài sản trị giá 100 triệu, theo quy định, số tiền cho vay không được
vượt quá 80% giá trị tài sản (80 triệu đồng), nhưng cho vay số tiền là 100 triệu (100%).
+ Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng. Chẳng hạn, cho vay không đúng đối tượng, lãi suất thấp hơn lãi suất quy định…
Cơ sở để xác định hành vi phạm tội có vi phạm quy định về cho vay hay không là các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng hiện hành.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi trên gây hậu quả nghiêm trọng. Về các tình tiết gây hậu nghiêm trọng, chúng ta có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001). Ngoài ra, đối với hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể được tìm thấy trong Thông tư liên tịch này.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ phạm
tội thường là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu bắt
buộc.
- Chủ thể: đây là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng (cụ thể là trong hoạt động cho vay) mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Những người không có dấu hiệu này chỉ có thể tham gia với vai trò đồng phạm.
Chúng tôi trên mạng xã hội