- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Cơ sở để xem xét hành vi của một người có vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy hay không, chúng ta có thể đối chiếu với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này như: Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001.
Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra thiệt hại cho tính mạng (chết người), hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ, thiệt hại về tài sản của người khác. Đây là tội phạm có cấu thành vật chất.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
- Chủ thể: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia làm 4 khung:
- Khung 1: vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Khung 2: vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm.
- Khung 3: vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
- Khung 4: vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội