Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 23:45
Là hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trước hết quyền sở hữu công nghiệp của tác giả, gây rối loại trật tự quản lý việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng tác động của tội phạm này là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu háng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
- Khách quan: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu háng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Để nắm rõ về các đối tượng sở hữu công nghiệp, có thể xem thêm Bộ luật dân sự Việt Nam (phần sở hữu công nghiệp). Việc đăng ký để có quyền sở hữu công nghiệp có thể được tiến hành tại Việt Nam, nước ngoài, theo luật Việt Nam hoặc theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Tội phạm hoàn thành khi hành vi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về hành vi này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích kinh doanh để thu lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, việc sử dụng các đối tượng trên nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng, không vì vụ lợi, mà chưa được phép của tác giả thì không coi là phạm tội này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về các tình tiết gây hậu nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, chúng ta có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001). 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây