Xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Thứ hai - 30/06/2014 03:50
 Xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc quyết định hình phạt đúng. 
1.  Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS)
•  Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
•  Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức).
•  Mức  độ tăng  nặng  phụ thuộc  vào  quy  mô  tổ chức,  vai  trò  của  từng  người  trong  việc tham gia vụ án.
2.  Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Là cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án, đồng thời người phạm tội  đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
•  Khi áp dụng tình tiết tăng nặng này cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn tại mục 5 Nghị quyết số
01/2006/NQ- HĐTP.
3.  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
•  Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,  được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
•  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểp hạm tội là người có chức vụ  đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng quyền hạn trong khi thực hiện công vụ để phạm tội.
4.  Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS)
•  Côn đồ là kẻ chuyên gây sự, hành hung. Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội hoàn toàn từ nguyên cớ do mình gây ra.
5.  Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đkhoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Phạm tội vì động cơ đê hèn là phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát.
6.  Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng là quyết tâm thực hiện bằng được ý định phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những trở ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm.
•  Cũng  áp  dụng  tình  tiết  tăng  nặng  này,  nếu  mục  đích  của  người  phạm  tội  không  đạt, nhưng chứng minh được người phạm tội đang tìm mọi cách đểthực hiện được tội phạm, đạt được mục đích phạm tội của mình.
•  Trường  hợp  người  phạm  tội  có  sự lưỡng  lự,  không  dứt  khoát  thực  hiện  tội  phạm  thì không áp dụng tình tiết này.
Ví dụ: A có ý định trộm cắp chiếc xe máy của B và đã hai lần A đến nhà B. Tuy có điều kiện trộm cắp, nhưng lần  đầu A lưỡng lự sợ bị bắt, lần sau A suy nghĩ nếu lấy trộm xe của B thì B sẽ gặp khó khăn. Đến lần thứ ba thì A lấy trộm xe của B và đem bán. Trong trường hợp này không coi là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
7.  Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy  hiểm (điểm g  khoản  1  Điều 48 BLHS).
•  Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có  đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một bản án.
Cần chú ý phân biệt phạm tội nhiều lần với phạm nhiều tội.
•  Tái phạm là những trường hợp  được quy  định tại khoản 1 Điều 49 BLHS. Khi áp dụng tình  tiết  tái  phạm  cần  nghiên  cứu  hướng  dẫn  tại  mục  7  Nghị quyết  số 01/2000/NQ- HĐTP.
•  Tái phạm nguy hiểm là những trường hợp  được quy  định tại khoản 2  Điều 49 BLHS.
Khi áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm cần nghiên cứu hướng dẫn tại mục 8 Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP.
8.  Phạm tội  đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người  ở trong tình trạng không thể tự vệ  được hoặc  đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội  đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người  ở trong tình trạng không tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác”  đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụthuộc vào ý thức chủ quan của bịcáo có nhận biết được hay không nhận biết được.
•  “Trẻ em”  được xác  định là người dưới 16 tuổi theo quy  định tại  Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (tiểu mục 2.2 mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP).
•  “Phụ nữ có thai” được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người  đều nhìn thấy  được hoặc bị cáo nghe  được, biết được  từ các  nguồn  thông  tin  khác  nhau  về người  phụ nữ  đó  đang  mang  thai.  Trong trường hợp thực tế khó nhận biết  được người phụ nữ  đó  đang có thai hay không hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì  để xác định người phụ nữ  đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơquan chuyên môn  y  tế hoặc  kết  luận  giám  định  (tiểu  mục  2.3.  mục  2  Nghị quyết  số 01/2006/NQ- HĐTP).
•  “Người già” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên (tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP).
•  “Người  ở trong tình trạng không tự vệ  được” là người trong tình trạng không có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; bị bệnh tật; đang ngủ say, đang ở trong tình thế không chống đỡ được, không tự vệ được...
•  “Người lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác” là người có mối quan hệ với người phạm tội, nhưng bị lệ thuộc vào người phạm tội về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác.
9.  Xâm phạm tài sản của Nhà nước (điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  “Tài sản Nhà nước”  được hiểu là tài sản thuộc hình thức sởhữu Nhà nước quy  định tại Điều  200  Bộ luật  dân  sự năm  2005  và  được  điều  chỉnh  theo  các  quy  định  tại  mục  1 Chương XIII Bộ luật dân sự năm 2005.
•  “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” là bằng việc thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội chiếm đoạt, làm thất thoát, hư hỏng, huỷ hoại tài sản của Nhà nước.
10.  Phạm tội gây hậu quảnghiêm trọng, rất nghiêm  trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quảcó thểlà thiệt hại về vật chất và có thể là thiệt hại phi vật chất.
•  Tuỳ từng hậu quảdo từng loại tội phạm gây ra mà xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào gây hậu quảrất nghiêm trọng và trường hợp nào gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
11.  Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1  Điều 48 BLHS).
•  Người phạm tội  phải có sự lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội mà không  đòi hỏi lúc phạm tội đang có chiến tranh, đang trong tình trạng khẩn cấp, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang có những khó khăn đặc biệt khác.
•  Cần chú ýlà nếu phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn  đặc biệt khác của xã hội mà người phạm tội không lợi dụng những sự kiện này để phạm tội thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này.
12.  Dùng thủ  đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc dùng thủ  đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người (điểm m khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Dùng thủ đoạn xảo quyệt phạm tội là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng.
•  Dùng thủ đoạn tàn  ác phạm tội là trường hợp khi phạm tội người người phạm tội đã dùng những thủ đoạn thâm độc, tàn nhẫn...
•  Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là trường hợp khi phạm tội người phạm tội dùng thủ đoạn, phương tiện không chỉ nhằm xâm hại một người nào  đó  mà thủ đoạn phương  tiện đó còn có  khả năng gây nguy hại cho nhiều người khác.
13.  Xúi giục người chưa thành niên phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS)
•  Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là xui khiến, kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội phạm.
14.  Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm (điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS).
•  Hành động xảo quyệt, hung hãn là hành động thâm hiểm, khó mà lường thấy trước được hoặc là hành động dữ tợn, phá phách, đánh giết người nhằm trốn tránh, tẩu thoát hoặc để che giấu tội phạm.
15.  Cần chú ý : Những tình tiết  đã là yếu tố  định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây