Sổ tay thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thứ ba - 24/06/2014 05:01
Trí tuệ là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa con người và con vật. Nhờ có trí tuệ mà con người không ngừng phát triển. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là những quyền pháp lý đạt được trên cơ sở bảo hộ của nhà nước đối với những thành quả của họat ñộng SHTT. Tuy nhiên, do bản chất “vô hình” của lọai quyền này nên chủ thể quyền không thể bảo vệ nó về mặt vật lý. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó vào bất kỳ lúc nào. Vì vậy, nhà nước đặt ra cơ chế “bảo hộ quyền” thông qua việc cấp cho chủ thể quyền độc quyền sử dụng và khai thác đối tượng SHTT. Theo đó, bất kỳ ai muốn sử dụng đối tượng SHTT đều phải xin phép hoặc được chủ thể quyền cho phép trừ những ngọai lệ vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích của từng quốc gia.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cán bộ thực thi cũng có thể nhận diện được tất cả các đối tượng SHTT, tiếp xúc được những thông tin đầy đủ về đối tượng SHTT, về chủ thể quyền, do đó mà hiệu quả của họat động thực thi, bảo hộ quyền SHTT trong thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Đó cũng chính là những thông tin mà Quyển sổ tay này hướng đến để phục vụ cho công tác thực thi. 
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?
 
Quyền sở hữu trí tuệ là một lọai quyền tài sản. Tài sản theo quy định tại điều 163 của Bộ Luật Dân Sự bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá, Quyền tài sản
  
PHÂN LOẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
Theo điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
 
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
 
Quyền sở hữu công nghiệp: sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chỉ dẫn ñịa lý
Quyền đối với giống cây trồng
  
HÀNG HÓA GIẢ MẠO VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
Hàng hóa giả mạo về SHTT (điều 213- Luật SHTT) gồm:
 
Giả mạo nhãn hiệu
 Gắn trái phép nhãn hiệu ñược bảo hộ lên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Ví dụ: Giày Nike giả, mỹ phẫm giả nhãn hịêu Unilever, P&G, Nivea, Loreal; sữa giả nhãn hiệu Nestle, xe máy giả nhãn hiệu Honda, rượu Johnnie Walker giả…
Giả mạo chỉ dẫn địa lý
Gắn trái phép chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Ví dụ: nước mắm giả chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
Hàng hóa sao chép lậu
Bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Ví dụ: Microsoft.
 
*******
 
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
Hành vi xâm phạm quyền SHTT (điều 28, Luật SHTT) gồm:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả.
 
 Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
 
Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
 
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
 
Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
 
   QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
***
Quản lý rủi ro trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ ñược hiểu là cách thức thu thập, quản lý thông tin về sở hữu trí tuệ ñể phục vụ cho công tác thực thi. Tại Việt Nam, đối tượng được quan tâm nhiều nhất là hàng hóa giả mạo SHTT, trong ñó việc quản lý rủi ro tương tự như cách phân luồng xanh, đỏ trong lĩnh vực Hải Quan. Cán bộ thực thi có thể tự lập cho mình một hệ thống quản lý rủi ro đơn giản để sử dụng, nó bao gồm các tiêu chí sau:
1. Cơ sở dữ liệu về đối tượng quyền SHTT. Ví dụ: nhãn hiệu đó được bảo hộ hay chưa? Bảo hộ cho nhóm sản phẩm nào…
2. Hệ thống và phương pháp nhận dạng hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (tài liệu phân biệt hàng thật, hàng giả);
3. Quy trình và hệ thống kinh doanh của chủ nhãn hiệu:
  •  Hệ thống cơ sở sản xuất và phân phối
  •  Hệ thống xuất nhập khẩu
4. Thông tin về hàng hóa giả mạo: bao gồm thông tin thu thập trên thực tế trong quá trình làm việc và thông tin từ chủ thể quyền SHTT
Những thông này được sử dụng như một bộ lọc để xác định khả năng hàng hóa đó có phải là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hay không. Ví dụ như: chủ thế quyền cho biết hàng thật chỉ nhập từ Cảng Tp.HCM nhưng QLTT Hải Dương lại phát hiện hàng hóa ñang lưu thông trên địa bàn của mình lại được nhập từ Trung Quốc. Hoặc chủ thế quyền cho biết hàng thật thì thông tin dược dán lên nhãn hàng hóa trong khi hàng giả thì được in trực tiếp. Trường hợp này, QLTT Hải Dương có thể liên hệ với chủ thể quyền có liên quan để hợp tác điều tra, xử lý.
 
 XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP QUAN HỆ
 
Chủ thể quyền là người duy nhất có thể đưa ra các bằng chứng chứng minh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hành vi xâm phạm quyền. Do liên quan đến bí mật công nghệ, bí mật trong kinh doanh nên có những đặc điểm quan trọng họ không công bố ra bên ngòai. Do vậy, nếu muốn thực thi có hiệu quả bất kỳ ñối tượng SHTT nào, cán bộ thực thi cần chủ động thiết lập quan hệ với chủ thể quyền để xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu tối thiểu như ví dụ sau:
 
Ngược lại, chủ thể quyền cũng rất muốn có những thông tin liên hệ với cơ quan thực thi. Do vậy, cán bộ thực thi nên chủ ñộng cung cấp thông tin liên lạc hoặc danh thiếp cho chủ thể quyền để tiện trong việc liên hệ. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào cơ quan thực thi và chủ thể quyền thống nhất với nhau về chương trình thực thi trong trung và dài hạn thì họat động thực thi quyền mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: Hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển cho phép tiến hành giám định từ xa, do vậy, chỉ cần trang bị điện thọai di động có chức năng chụp ảnh, cán bộ thực thi có thể chuyển đến chủ thể quyền những thông tin quan trọng về sản phẩm để yêu cầu giám định một cách nhanh chóng.
Ngòai ra có thể tra cứu trên internet qua Yahoo, Google hoặc gọi thường trực VACIP theo số: 0908 464378/0988026896 hoặc thông qua website của VACIP: www.vacip.org.vn
1. Chủ thể quyền: ………… đại diện tại VN: {địa chỉ}……………………………….
2. Liên hệ: …………………., …………….. ; ………….., Fax:…………..; {email} Web: {địa chỉ web}
3. Đối tựơng SHTT – (nhãn hiệu, kiểu dáng CN, quyền tác giả …} 
 
NHẬN DIỆN NHÃN HIỆU
Trong rất nhiều trường hợp cán bộ thực thi trong quá trình điều tra, kiểm tra phát hiện và nghi ngờ một số đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT, tuy nhiên lại không biết nhãn hiệu đó là của chủ thể quyền nào, làm sao để liên hệ phối hợp. Sau đây là những Chủ thể quyền SHTT thuộc Hiệp Hội Chống Hàng giả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (VACIP) đã có họat động tích cực trong họat động chống hàng giả và có sự hợp tác tốt với các cơ quan thực thi. Do vậy, khi phát hiện bất kỳ ñối tượng SHTT có nghi ngờ là hàng hóa giả mạo, cán bộ thực thi có thể liên hệ với chủ thể quyền để yêu cầu phối hợp:
 
1. Chủ thể quyền: Nike, Inc. đại diện tại VN: VPĐD Nike, Inc. tại Tp.HCM, Lầu 12, 235 Đồng Khởi, Q.1, Tp.HCM
2. Liên hệ: Phan Minh Nhựt, 0908 464378; (083) 8298172, Fax: (083) 8222600; Nhut.phan@nike.com Web: www.nike.com
3. Đối tựơng SHTT - nhãn hiệu: NIKE, , Converse, Umbro, Jordan, CoHaan.
 
1. Chủ thể quyền: GSK ðại diện tại VN: VPĐD Glaxosmithkline pte. Ltd, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, HANOI
TOWERS, Tầng 7, phòng 704; VPðD Glaxosmithkline Pte. Ltd, 235 ðồng Khởi, Q.1, Tp.HCM, Metropolitan, lầu 7, 701.
2. Liên hệ: BS Nguyễn Ngân Quyên, 090 326 3745; 04 3936 2607, Fax: 04 3936 2608; quyen.n.nguyen@gsk.com.
Web:
3. Đối tựơng SHTT: GlaxoSmithKline, Orangline, và (các trade name của thuốc đã được bảo hộ tại Việt nam)
 
1. Chủ thể quyền: P&G. ðại diện tại VN: Lầu 6, Diamon Plaza, 29 Lê Duẩn, Q. 1, Tp. HCM
2. Liên hệ: Trịnh Kim Ngọc., 0903139301 ; …., Fax: ….; ngoc.tk@pg.com Web: www.pg.com
3. Đối tựơng SHTT: Pantene, Rejoyce, Safeguard, Gillette, Hugo Boss, Wella, Olay
 
1. Chủ thể quyền: Nestlé. đại diện tại VN: Công Ty TNHH Nestle Việt Nam, Lầu 9, Etown 3, 364 Cộng Hòa, Tân Bình, Tp. HCM.
2. Liên hệ: Phan Thị Hồng Điểm., 0903313887 ; …., Fax: ….; phanthihong.diem@vn.nestle.com Web: …..
3. Đối tựơng SHTT: Nestle
1. Chủ thể quyền: Unilever N.V ðại diện tại VN: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
2. Liên hệ: Mai Hòa Việt; Nguyễn Lan Hương, 0903416417; 0903338220 ; (4)35580652, /(08) 54135686, Fax: (8) 5413 3656; Mai-Hoa.Viet@Unilever.com; Nguyen Lan.Huong@Unilever.com; Website: www.Unilever.com.vn
3. Đối tượng SHTT: nhãn hiệu - Unilever, Comfort, Omo, Sunlight, Vim, Surf, Viso, Cif, Close-up, Dove, Lifebouy,
Lux, Pond’s, P/S, Rexona, Sunsilk, Clear, Hazeline, Vaseline, Creamsilk, Knorr, Lipton, Hellmann’s, Lady Choice,Cornetto, Walls, Solero, Paddle Pop, Magnum…; kiểu dáng công nghiệp; quyền tác giả 
 

Nguồn tin: VACIP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây