1. Các vấn đề liên quan đến Hợp đồng kinh tế và tranh chấp
a. Hợp đồng kinh tế là gì?
Có thể hiểu: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
b. Tranh chấp hợp đồng kinh tế
Tranh chấp hợp đồng là xung đột, mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ hợp đồng do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã thỏa thuận. Tranh chấp này có thể liên quan đến nghĩa vụ thanh toán, chất lượng hàng hóa/dịch vụ, thời gian thực hiện, trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác theo hợp đồng.
- Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng:
Các tranh chấp hợp đồng thường phát sinh từ các nguyên nhân sau:
- Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Một hoặc nhiều bên không thực hiện đúng, đủ các điều khoản đã cam kết, chẳng hạn như chậm thanh toán, giao hàng không đúng chất lượng hoặc số lượng.
- Hiểu sai hoặc diễn giải khác nhau về điều khoản hợp đồng: Hợp đồng có nội dung không rõ ràng, dẫn đến mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau.
- Thay đổi hoàn cảnh khách quan: Những sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, thay đổi chính sách pháp luật có thể làm một bên không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Lợi ích kinh tế thay đổi: Một bên có thể muốn thay đổi hoặc không muốn tiếp tục hợp đồng do hoàn cảnh kinh tế thay đổi, khiến họ có động cơ vi phạm hoặc chấm dứt hợp đồng sớm.
- Không tuân thủ quy định pháp luật: Một số hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu nếu vi phạm quy định của pháp luật, chẳng hạn như hợp đồng không có đầy đủ chữ ký, không công chứng khi cần thiết.
c. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể được giải quyết theo bốn phương thức chính: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào mức độ phức tạp và mong muốn của các bên mà lựa chọn cách thức phù hợp.
- Thương lượng – Giải pháp ưu tiên hàng đầu: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các bên thông qua đàm phán, thỏa thuận. Đây là phương án được ưu tiên sử dụng do tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Hòa giải – Bên thứ ba hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp thương lượng không đạt kết quả, các bên có thể tìm đến một bên trung gian (hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải chuyên nghiệp) để hỗ trợ quá trình đàm phán.
- Trọng tài thương mại – Giải quyết nhanh, phán quyết có tính bắt buộc: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên đồng ý đưa vụ việc ra giải quyết tại một tổ chức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật.
- Tòa án – Phương thức giải quyết mang tính cưỡng chế: Khi không thể giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác, các bên có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Ưu điểm: Phán quyết của Tòa án có giá trị cưỡng chế thi hành. Áp dụng cho mọi tranh chấp hợp đồng kinh tế, kể cả khi không có điều khoản trọng tài.
Nhược điểm: Thủ tục tố tụng kéo dài, tốn kém chi phí. Công khai thông tin, có thể ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế phụ thuộc vào mức độ xung đột, mối quan hệ giữa các bên và mong muốn về thời gian, chi phí. Thương lượng và hòa giải được ưu tiên để giữ gìn quan hệ hợp tác. Trọng tài thương mại phù hợp với các tranh chấp phức tạp nhưng cần bảo mật, trong khi tòa án là lựa chọn cuối cùng khi không thể đạt thỏa thuận bằng các phương thức khác.
2. Đặc điểm của tranh chấp vi phạm hợp đồng kinh tế
- Xuất phát từ quan hệ hợp đồng: Tranh chấp hợp đồng chỉ xảy ra khi các bên đã có thỏa thuận bằng hợp đồng hợp pháp.
- Gắn với lợi ích vật chất hoặc tinh thần: Thông thường, tranh chấp liên quan đến quyền lợi tài chính, nhưng cũng có thể liên quan đến yếu tố tinh thần, uy tín của các bên.
- Giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận: Theo quy định pháp luật, các bên có quyền tự thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp, nhưng phải tôn trọng quyền bình đẳng và tự nguyện.
3. Thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế mà các bên không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài thương mại, khởi kiện ra Tòa án là phương án cuối cùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Quá trình này cần tuân thủ các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và thương mại. Dưới đây là các bước cụ thể trong thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế.
a. Hồ sơ khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Hồ sơ khởi kiện bao gồm một số nội dung sau tùy vào tính chất của tranh chấp:
– Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế
– Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.
– Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).
– Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).
– Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng, các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.
– Các tài liệu giao dịch khác ;
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)…
b. Thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Bước 1. Người khởi kiện gửi hồ sơ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2. Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí
Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí trong 7 ngày (trừ trường hợp được miễn)
Bước 3. Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.
Bước 4. Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Thời gian giai đoạn quyết định đưa vụ án ra xét xử:
-Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 đến 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
-Thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
c. Cách viết đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế hiện nay
Nội dung cần có trong đơn khởi kiện
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền: nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.
- Thông tin người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có), người làm chứng (nếu có)
+ Cá nhân: ghi họ và tên, địa chỉ nơi cư trú
+ Cơ quan, tổ chức: ghi tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ trụ sở chính và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức
- Nội dung khởi kiện: nêu cụ thể từng vấn đề
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có)
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân hoặc nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện thì phải đóng dấu và người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.
Mẫu đơn khởi kiện
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
___________________
…… (1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
về việc .....
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………………………………….......
Họ và tên người khởi kiện: (3)…………………………………………………
Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………
Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5) ……………
Địa chỉ: (6) ………………………………………………………………………..
Họ và tên người bị kiện: (7) ……..………………………………………….….
Địa chỉ: (8) …………………………………………………………………...…..
Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….. ……..
Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)………………………………………………………
Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……..……...………………………
Địa chỉ: (13) ………………………………….………………………….………..
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14) 1……………………………………………………………………………………
2…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….…….
Người khởi kiện (16)
Hướng dẫn sử dụng mẫu
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….. tháng ….. năm……).
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3). (6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
(12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP Hà Nội).
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó
>> Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện
4. Dịch vụ tư vấn thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Dịch vụ bao gồm:
✅ Tư vấn sơ bộ về tranh chấp hợp đồng kinh tế, đánh giá tính hợp pháp và khả năng khởi kiện.
✅ Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật.
✅ Hướng dẫn thu thập và củng cố chứng cứ, đảm bảo hồ sơ chặt chẽ, có lợi cho khách hàng.
✅ Hỗ trợ thương lượng, hòa giải với đối tác nhằm giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hạn chế rủi ro kiện tụng kéo dài.
✅ Đại diện khách hàng làm việc với Tòa án, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
✅ Tư vấn và đại diện khách hàng trong giai đoạn thi hành án, đảm bảo quyền lợi được thực thi đầy đủ.
✅ Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, giúp khách hàng lựa chọn phương án tối ưu nhất.
>> Tham khảo: Phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
5. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế, và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý thủ tục khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế, có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Chúng tôi trên mạng xã hội