Trang nhất » Hỏi đáp lao động


Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Câu hỏi:

Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về người sử dụng lao động hay tập thể người lao động?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về người sử dụng lao động, cụ thể: Việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động (Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc;  Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động; Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động; Nội dung khác mà hai bên quan tâm); khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 60/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Cũng theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;
- Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;
- Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;
- Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
Khoản 3 Điều 10, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP quy định tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;
- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.


Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.


 
 Đặt một câu hỏi tại đây
 

chuyen nha tron goi-- chuyen van phong tron goi

van tai hang hoa-- chuyen nha tron goi tai ha noi

Địa chỉ liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH

A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028.38 991104 

Hotline: 0978845617- 0909160684
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

 Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
 Cell: 0967388898 LS Chính

 Email: lschinh@luatsuhcm.com

 

thủ tục làm sổ đỏ thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩmthủ tục công bố chất lượng sản phẩm thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 762

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 105119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10459429