Trang nhất » Nghiên cứu - Ấn phẩm » Bài viết

Giao dịch dân sự vô hiệu theo bộ luật dân sự 2015

Giao dịch dân sự vô hiệu theo bộ luật dân sự 2015

Giao dịch dân sự vô hiệu theo bộ luật dân sự 2015

Khái niệm về giao dịch dân sự theo Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015) vẫn được giữ nguyên như Bộ Luật dân sự 2005 (BLDS 2005); điều kiện có hiệu lực của giao dịch cũng không khác biệt khi chỉ bổ sung chủ thể tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự bên cạnh năng lực hành vi như trước đây. 
Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến sự ổn định các giao dịch, tôn trọng ý chí của các bên trong việc xác lập giao dịch, đảm bảo sự an toàn pháp lý ..., các điều kiện và trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể và phù hợp hơn.

 
 
Luật sư Tô Đình Huy
  1.         Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ bị tuyên vô hiệu. BLDS 2015 bổ sung quy định làm rõ những trường hợp giao dịch do các đối tượng nêu trên xác lập vẫn có hiệu lực nhằm hướng tới vừa bảo vệ quyền lợi, vừa bảo đảm tôn trọng đầy đủ ý chí tự nguyện giao kết của các chủ thể này trong phạm vi năng lực họ có được.

Những trường hợp giao dịch sẽ không bị vô hiệu bao gồm: (i) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; (ii) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; (iii) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
 
Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Dung
 


 
1.         Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ bị tuyên vô hiệu. BLDS 2015 bổ sung quy định làm rõ những trường hợp giao dịch do các đối tượng nêu trên xác lập vẫn có hiệu lực nhằm hướng tới vừa bảo vệ quyền lợi, vừa bảo đảm tôn trọng đầy đủ ý chí tự nguyện giao kết của các chủ thể này trong phạm vi năng lực họ có được.

Những trường hợp giao dịch sẽ không bị vô hiệu bao gồm: (i) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; (ii) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; (iii) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
  1. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS 2005 quy định khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu... Điều 126 BLDS 2015 bỏ yếu tố lỗi trong quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn bởi trường hợp lỗi cố ý theo quy định Điều 131 BLDS 2005 đã bị bãi bỏ bởi BLDS 2015 vì nhầm lẫn do lỗi cố ý thì người nhầm lẫn bị lừa dối và đã được quy định tại Điều 127 BLDS 2015. Do đó, lỗi dẫn đến nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng là vô ý. Việc bỏ quy định về lỗi không đương nhiên là không xem xét lỗi bởi đây là yếu tố để phân biệt nhầm lẫn hay bị lừa dối.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 126 BLDS 2015 còn quy định bổ sung trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn nhưng không vô hiệu nếu: (i) mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc (ii) các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được. Quy định này nhằm tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong trường hợp nhầm lẫn không gây ảnh hưởng tới kết quả, mục đích giao dịch.
3.      Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo Điều 134 Bộ Luật dân sự 2005, trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân thủ, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác “quyết định buộc” các bên phải thực hiện về hình thức giao dịch trong thời hạn nhất định khi có yêu cầu của một hoặc các bên; nếu không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, quy định này thể hiện nhiều bất cập vì khi đã có tranh chấp, một bên không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì việc buộc các bên hoàn thiện hình thức giao dịch là thiếu tính khả thi. Hơn nữa, thuật ngữ “quyết định buộc” trong ngữ cảnh này không mang tính cưỡng chế nên việc tuân thủ cũng hạn hữu. Do đó, nhiều trường hợp giao dịch được giao kết trên tinh thần tự nguyện, nội dung không trái pháp luật và đã tiến hành thực hiện nhưng một bên không hợp tác, giao dịch bị vô hiệu. Giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu kéo theo nhiều hệ lụy.
BLDS 2015 vẫn ghi nhận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo tinh thần của BLDS năm 2005. Tuy nhiên, quy định tại Điều 129 BLDS 2015 đã làm rõ cách thức xử lý trong trường hợp giao dịch vi phạm về hình thức, cụ thể: giao dịch vi phạm về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch theo yêu cầu của một hoặc các bên và không phải thực hiện công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản có công chứng, chứng thực. Quy định này hướng đến tính tuân thủ pháp luật, đồng thời bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể xác lập quan hệ hợp đồng. Việc sửa đổi này đặc biệt đã tạo cơ chế để buộc bên thiếu thiện chí phải thực hiện đúng cam kết của mình vì tại thời điểm xác lập giao dịch, quyết định là do sự tự nguyện của họ. Quy định một cách cụ thể, rõ ràng cũng giúp hạn chế trường hợp tùy tiện của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc tuyên bố giao dịch vô hiệu.
  1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
BLDS 2005 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Điều 132 BLDS 2015 quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu chi tiết hơn về thời điểm tính thời hiệu 02 năm là kể từ ngày (i) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; (ii) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; (iii) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; (iv) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; (v) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng bổ sung quy định: Hết thời hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Quy định này làm rõ hậu quả pháp lý của giao dịch trong trường hợp các bên không thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu trong thời hạn luật định, hạn chế tranh chấp.
  1. Giao dịch vô hiệu đối với người thứ ba ngay tình
Điều 138 Bộ Luật dân sự 2005 chỉ bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp họ nhận được tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
Đối với tài sản giao dịch mà không phải đăng ký quyền sở hữu, Bộ Luật dân sự 2015 vẫn giữ quy định của Bộ Luật dân sự 2005. Riêng đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, ngoài giữ quy định của Bộ Luật dân sự 2005, Điều 133 Bộ Luật dân sự 2015 tạo ra cơ chế pháp lý hài hòa, công bằng hơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả người thứ ba ngay tình và của cả chủ sở hữu, tôn trọng quyền của chủ sở hữu trong giao lưu dân sự. Đồng thời quy định này cũng góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và hiệu quả của công tác đăng ký tài sản. Cụ thể:
(i)       trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu;
(ii)    Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại, nếu có;
(iii)  Chủ sở hữu tài sản không có quyền khởi kiện đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình trong trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua đấu giá hoặc quyết định/bản án của cơ quan có thẩm quyền. Quy định này giúp cơ quan tiến hành tố tụng giảm bớt áp lực về số vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề nêu trên.
  1. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Để giải quyết triệt để tranh chấp về giao dịch dân sự vô hiệu, Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 đã bổ sung các quy định xử lý giao dịch bị tuyên vô hiệu, cụ thể:
        i.            Các bên trị giá thành tiền để hoàn trả nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật trong nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận;
      ii.            Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;
    iii.            Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ Luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.
Giải quyết thực tế không phải hậu quả nào cũng có thể khắc phục lại tình trạng ban đầu, những gì đã nhận vẫn còn tồn tại để hoàn trả nên việc trị giá thành tiền để hoàn trả đã được áp dụng để giải quyết hậu quả khi tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận phương thức xử lý này góp phần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để áp dụng.
Quy định nêu trên loại trừ trách nhiệm hoàn trả hoa lợi, lợi tức của bên thứ ba ngay tình xuất phát từ hiệu lực của giao dịch của người thứ ba ngay tình không bị tuyên vô hiệu như đã nêu tại mục 5.
Giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân, Bộ Luật dân sự 2015 không quy định chi tiết mà chỉ dẫn nguồn điều chỉnh. Do vậy, tùy vào trường hợp sẽ xem xét áp dụng quy định của các văn bản cụ thể hoặc đợi văn bản hướng dẫn cho quy định này.
Liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quả pháp lý, Bộ Luật dân sự 2015 đã điều chỉnh, bổ sung nhiều quy định tiến bộ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về cả thực tế và quy định được nhận diện trong quá trình thực thi Bộ Luật dân sự 2005. Với những thay đổi này sẽ tạo cơ chế đảm bảo tính ổn định, hài hòa khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và giải quyết tranh chấp (nếu có) trong thời gian tới.
 

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Địa chỉ liên hệ

VĂN PHÒNG TẠI  TP HỒ CHÍ MINH

A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028.38 991104 

Hotline: 0978845617- 0909160684
Email:  info@luatsuhcm.com

ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI

 Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
 Cell: 0967388898 LS Chính

 Email: lschinh@luatsuhcm.com

 

thủ tục làm sổ đỏ thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩmthủ tục công bố chất lượng sản phẩm thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 22

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 21


Hôm nayHôm nay : 1523

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5501

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10470977