Tư vấn giải quyết tranh chấp liên doanh

Thứ ba - 03/01/2017 22:25
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên doanh là hoạt động hỗ trợ pháp lý cho các bên thực hiện quá trình liên doanh mà phát sinh những mâu thuẫn không tự tìm tiếng nói chung để giải quyết tranh chấp mà cần Luật sư tư vấn.
 
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên doanh
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên doanh
Mục lục
Liên doanh là một trong những hình thức để các nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức tiếp cận thị trường kinh doanh của nước ngoài. Liên doanh được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác kinh doanh, sự hợp tác này dựa trên sự đóng góp, tận dụng điểm mạnh, ưu thế của mỗi bên mang lại lợi ích đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình liên doanh cũng rất dễ xảy ra các tranh chấp, xuất phát từ khác biệt về văn hóa kinh doanh, môi trường làm việc, hệ thống pháp luật khác nhau nên các bất đồng xung đột rất dễ xảy ra.

1. Các dạng tranh chấp trong hoạt động liên doanh

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh liên quan đến nghĩa vụ góp vốn của các bên trong liên doanh. Khi một hoặc các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thời hạn góp vốn, không đủ số tiền góp vốn theo thỏa thuận làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế cho liên doanh;
Thứ hai, tranh chấp do một bên vi phạm hợp đồng liên doanh, hay một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầu đủ nghĩa vụ trong hợp đồng liên doanh;
Thứ ba, tranh chấp liên quan đến vấn đề phân chia lợi nhuận;
Thứ tư, tranh chấp trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh khi liên doanh đã đi vào hoạt động, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý doanh nghiệp rất dễ xảy ra bất đồng và không giải quyết được.
Thứ năm, tranh chấp trong việc thanh lý, giải thể liên doanh. Tranh chấp loại này thường liên quan đến việc phân chia tài sản khi thanh lý giải thể công ty liên doanh.
Các tranh chấp liên doanh có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào trước khi hợp tác, trong giai đoạn hợp tác và khi các bên kết thúc việc hợp tác thì vấn đề giải quyết hết sức khó khăn và việc có Luật sư để tư vấn giải quyết tranh chấp là việc hết sức cần thiết.

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp liên doanh hiện nay

Thực tế, hiện nay các tranh chấp trong hoạt động liên doanh thường được giải quyết bằng một trong bốn phương thức chính sau đây:
- Giải quyết thông qua thương lượng: Là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng được ưu tiên lựa chọn trước tiên. Trong thực tế, đa số các tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại đều được giải quyết bằng phương thức này. Pháp luật cũng khuyến khích các bên sử dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp, trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích của cả hai bên.

- Giải quyết thông qua hòa giải: Phương thức này được thực hiện thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/trung tâm hòa giải) tiến hành cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận, cuối cùng đi đến thống nhất một phương án giải quyết tranh chấp giữa hai bên và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận thông qua hòa giải.
- Giải quyết thông qua trọng tài: Nghĩa là các bên sẽ đưa ra tranh chấp đã phát sinh giữa họ để Trọng tài giải quyết, sau đó Trọng tài sẽ xem xét sự việc, đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế hai bên phải thi hành.
- Giải quyết thông qua tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mà hai bên sẽ thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp mang những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào quan hệ tranh chấp giữa các bên, việc thỏa thuận cơ chế giải quyết trong hợp đồng và  thái độ thiện chí trong giải quyết và mục đích các bên hướng tới sẽ lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp trong từng tình huống.

3. Áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán

Theo Luật trọng tài Thương mại Việt Nam, khi tranh chấp giữa các bên không có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài (“HĐTT”) sẽ sử dụng pháp luật Việt nam để giải quyết. Trường hợp tranh chấp liên doanh có yếu tố nước ngoài thì căn cứ Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010, HĐTT áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Các bên trong quan hệ tranh chấp có thể được thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài mà các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì HĐTT quyết định áp dụng pháp luật mà HĐTT cho là phù hợp. Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể thế nào là pháp luật “phù hợp”. Do đó, việc HĐTT quyết định lựa chọn luật áp dụng khi các bên không có thỏa thuận sẽ khó dự đoán hơn và các bên sẽ không được chủ động trong quan hệ tranh chấp.
Trên thực tế, khi HĐTT quyết định luật áp dụng sẽ tham khảo theo pháp luật dân sự Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nước ngoài quy định pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được áp dụng khi các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp luật được coi là có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng gồm:

1. Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
2. Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
3. Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
4. Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
4. Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp quyết định tính chất của tránh chấp và chiến lược trong quá trình giải quyết tranh chấp. Do đó, việc thỏa thuận luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp là vô cùng cần thiết khi các bên trong liên doanh quyết định hợp tác đầu tư.

4. Phạm vi cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp liên doanh

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại. Chúng tôi có kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp trong liên doanh. Chúng tôi đề xuất phạm vi dịch vụ giải quyết tranh chấp đối với vụ việc tranh chấp liên doanh như sau:

-  Xác định quan hệ tranh chấp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp;
-  Phân tích, đánh giá, nhận định cơ sở pháp lý đối với yêu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng liên doanh;Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để các bên lựa chọn giải quyết;
-  Đại diện hoặc/và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên trong các buổi đàm phán, thương lượng.
-  Trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Tòa án, chúng tôi sẽ:
+  Tư vấn, soạn thảo, đại diện nộp hồ sơ khởi kiện cho nguyên đơn;
+  Thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp chứng cứ kèm đơn và cho Tòa án;
+  Đại diện cho một trong các bên tham gia tố tụng tại Tòa án các cấp;
+  Cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho một trong các bên tranh chấp.
-  Khi sự việc kết thúc bằng bản án/quyết định có hiệu lực, chúng tôi sẽ cử đại diện yêu cầu thi hành bán án, đại diện tham gia tại cơ quan thi hành án và thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ các bên theo bản án/quyết định.

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật Đầu tư cho các doanh nghiệp, tham gia giải quyết các tranh chấp nhiều vụ án kinh doanh thương mại đặc biệt là các Tranh chấp hợp đồng liên doanh. Chúng tôi hy vọng năng lực tốt của chúng tôi sẽ đem đến cho Quý khách hàng sự hài lòng.

5. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư

Quý khách hàng đang cần Luật sư để tư vấn đầu tư nói chung hoặc giải quyết các tranh chấp đầu tư, liên doanh thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận thông tin và tư vấn sơ bộ ban đầu một cách kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây