So sánh công ty TNHH một thành viên và Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Thứ năm - 23/03/2017 02:42
 So sánh công ty TNHH một thành viên và Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

 
STT Danh mục Chi nhánh Công ty TNHH MTV
1 Hình thức hoạt động Đơn vị phụ thuộc của Công ty, chỉ hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà công ty đã đăng ký. Công ty quyết định hoạt động của Chi nhánh. Là một pháp nhân độc lập với Công ty mẹ, có quyền tự quyết hoạt động của mình và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ. Do đó, quyết định được đưa ra nhanh chóng, kịp thời.
2 Cơ cấu quản lý Giám đốc chi nhánh do Công ty bổ nhiệm, thực hiện công việc theo ủy quyền của giám đốc công ty.
Các phòng ban của Chi nhánh là một bộ phận của các phòng ban của công ty
Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cơ cấu quản lý của công ty như sau:
-Trường hợp có từ hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
-Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
3 Lao động Lao động của công ty, công ty điều hành và chịu trách nhiệm với người lao động. Khoảng cách xa trụ sở công ty cũng gây khó khăn cho hoạt động của công đoàn, Đảng bộ, quản lý chồng chéo. Trừ người đại diện theo ủy quyền, lao động còn lại do Công ty TNHH MTV tuyển dụng, điều hành, chịu trách nhiệm, dễ dàng cho việc quản lý, đảm bảo quyền lợi người lao động, không phụ thuộc vào cơ quan quản lý lao động tại công ty chủ sở hữu.
4 Tài chính kế toán -Tài sản, nguồn vốn không thể hiện trách nhiệm rõ ràng.
 
 
- Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty. Công ty thực hiện tổng hợp báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN. Chi nhánh chỉ gửi số liệu liên quan để tổng công ty tập hợp số liệu và tổng công ty chịu trách nhiệm quyết toán với cơ quan thuế.
-Tài sản, nguồn vốn tách bạch với công ty mẹ. Trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đề cao.
- Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ). Hạch toán độc lập: từ khâu lập chứng từ đến báo cáo quyết toán thuế. Chia sẻ khối lượng công việc với Chủ sở hữu.
5 Cơ quan quản lý  Chi cục thuế tại Chi nhánh và Chi cục thuế tại nơi Công ty đặt trụ sở. Quản lý chồng chéo, phức tạp.
Cơ quan quản lý lao động tại Chi nhánh và trụ sở
Chi cục thuế tại nơi công ty TNHH MTV đặt trụ sở.
Cơ quan quản lý lao động tại trụ sở công ty con.
6 Chuyển nhượng vốn Không thể chuyển nhượng vốn được mà Công ty chỉ có thể góp vốn tương đương với giá trị tài sản chi nhánh. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác theo nhu cầu hoạt động kinh doanh.
7 Điều tiết chi phí, lợi nhuận Không thực hiện được Thực hiện được
8  Hệ thống ERP Xử lý rất chậm, không báo cáo kịp thời, do dữ liệu liên đới, phải xử lý từ đơn vị Chi Nhánh trở lên, sau đó mới tổng hợp lại được. Các đơn vị hoạt động độc lập với cơ sở dữ liệu chạy riêng, nên hệ thống chạy nhanh hơn.
Thời gian báo cáo số liệu nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý.
9 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản Chi nhánh phụ thuộc công ty nên khi có rủi ro xảy ra với Chi nhánh, Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn giao cho Chi nhánh. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
10 Huy động vốn Không thể huy động vốn Có thể huy động vốn phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
11 Lợi thế kinh tế Chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty; -Có thể hợp tác, liên kết với công ty mẹ tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy công ty mẹ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của công ty con nhưng vẫn hỗ trợ các công ty con về thị trường, về công nghệ, về uy tín thương hiệu, về tín dụng, về nhân sự,… do đó, tạo nên sức mạnh của cả hai;
-Hợp tác hoặc chia sẻ các nguồn lực;
-Cho phép công ty mẹ chủ động hơn trong việc bố trí và tái cơ cấu đầu tư vì công ty con có thể mở rộng hoạt động khác công ty mẹ.
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây