Dịch vụ soạn thảo Đơn tố cáo

Thứ bảy - 11/11/2017 10:27
Đơn tố cáo là phương thức được sử dụng phổ biến khi tố giác tội phạm. Pháp luật quy định cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 
Dịch vụ soạn thảo đơn Tố cáo
Dịch vụ soạn thảo đơn Tố cáo
Mục lục

1. Thế nào là tố cáo?

Theo Luật tố cáo năm 2018 quy định về giải thích thuật ngữ tố cáo:

 Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền tố cáo giúp cá nhân bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác, đồng thời góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong xã hội.

Theo Luật Tố cáo 2018, tố cáo chỉ có thể do cá nhân thực hiện (khác với kiến nghị, phản ánh có thể do tổ chức thực hiện). Người tố cáo phải thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định, gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, và nội dung tố cáo phải liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
 

2. Phân loại tố cáo

Luật Tố cáo 2018 quy định hai loại tố cáo chính:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

  • Đối tượng bị tố cáo thường là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước.
  • Nội dung tố cáo liên quan đến hành vi lạm quyền, tham nhũng, sách nhiễu, lợi dụng chức vụ để trục lợi, không thực hiện hoặc thực hiện sai nhiệm vụ được giao.
  • Ví dụ: Một cán bộ thuế nhận hối lộ để giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực

  • Đối tượng bị tố cáo có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước.
  • Nội dung tố cáo thường liên quan đến việc vi phạm quy định pháp luật trong các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, xây dựng, y tế, giáo dục…
  • Ví dụ: Một doanh nghiệp xả thải vượt mức cho phép gây ô nhiễm môi trường nhưng cơ quan chức năng không xử lý đúng quy định.
  •  

3. Vai trò của tố cáo trong xã hội

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hạn chế tiêu cực, thúc đẩy bộ máy hành chính hoạt động đúng quy định pháp luật.

a. Vai trò của tố cáo trong xã hội

Bảo vệ quyền lợi công dân: Công dân có thể bảo vệ bản thân, gia đình hoặc cộng đồng trước các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, giúp phát hiện sai phạm, chống tham nhũng, lạm quyền trong cơ quan Nhà nước. 

b. Trách nhiệm của người tố cáo và cơ quan tiếp nhận tố cáo

  • Người tố cáo cần cung cấp thông tin trung thực, có căn cứ, tránh tố cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác.
  • Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết tố cáo theo đúng trình tự, bảo vệ người tố cáo khỏi các hành vi trả thù, trù dập.

Như vậy, tố cáo là một công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ lợi ích công cộng và cá nhân, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương trong xã hội.

4. Các hành vi nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Điều 8 về Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo của luật Tố Cáo năm 2018:
 
1. Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
2. Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
8. Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.     

Như vậy, Luật Tố cáo 2018 quy định rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tố cáo và giải quyết tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của người tố cáo, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng. Việc tuân thủ các quy định này giúp ngăn chặn hành vi lạm quyền, trả thù, trù dập, đồng thời duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Mọi hành vi vi phạm đều có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

5. Dịch vụ Soạn thảo Đơn tố cáo -  Văn phòng luật sư Tô Đình Huy

Đảm bảo về mặt hình thức, nội dung đơn tố cáo là cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo.
     Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Soạn thảo Đơn tố cáo, công việc cụ thể như sau:
Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến quyền tố cáo;
-  Tư vấn, xác định hành vi vi phạm pháp luật;
-  Tư vấn xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo;
-  Tư vấn tính cần thiết của việc tố cáo và hồ sơ, thông tin cần thiết để tố cáo;
-  Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, phương án để được bảo vệ khi tố cáo;
-  Tư vấn nội dung cơ bản của đơn tố cáo, đặc biệt lưu tâm đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án bảo vệ người tố cáo và thân nhân;
-  Soạn thảo đơn tố cáo đảm bảo về mặt nội dung, hình thức theo quy định pháp luật;
-  Rà soát đơn tố cáo khách hàng đã soạn sẵn, tư vấn điều chỉnh;
-  Tư vấn chuẩn bị hồ sơ cần thiết nộp kèm đơn kháng cáo;
-  Tư vấn, soạn thảo đơn giải trình cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có yêu cầu.
     Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ soạn thảo Đơn tố cáo nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu khách hàng và quy định pháp luật.

>> Tham khảo bài viết: Bảng giá dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

6. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ soạn thảo đơn tố cáo, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn soạn thảo Đơn tố cáo nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn Dịch vụ soạn thảo Đơn tố cáo, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây