Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), xác định các trường hợp cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.“a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Bước 1: Tiến hành thu thập các bằng chứng
- Nên chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ liên quan đến giao dịch như: (Các loại giấy tờ, hợp đồng mà các bên đã giao dịch, các tin nhắn, email trao đổi về giao dịch, nên có các nhân chứng xác nhận các giao dịch đó tùy theo từng trường hợp,…)
- Nếu nghi ngờ chữ ký bị giả mạo, có thể yêu cầu giám định chữ ký tại Viện Khoa học hình sự hoặc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh.
Bước 2: Soạn thảo đơn tố giác tội phạm
- Soạn đơn tố giác tội phạm theo đúng quy định, nêu rõ nội dung vụ việc.
- Gửi đơn kèm theo tài liệu chứng cứ đến Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Làm việc với cơ quan điều tra
- Hợp tác cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của CQĐT.
- Nếu cần, yêu cầu CQĐT thu thập thêm chứng cứ hoặc trưng cầu giám định.
Bước 4: Xử lý sau khi CQĐT ra quyết định
- Nếu CQĐT có đủ căn cứ, sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định.
- Nếu CQĐT ra quyết định không khởi tố do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bạn có thể: Khiếu nại quyết định không khởi tố nếu có căn cứ cho rằng CQĐT chưa xem xét đầy đủ chứng cứ hoặc khởi kiện dân sự tại Tòa án Nhân dân cấp huyện theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để yêu cầu trả lại tài sản.
Lưu ý quan trọng:
Khi tố giác, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu vụ việc không đủ dấu hiệu hình sự, có thể giải quyết bằng con đường dân sự để đòi lại tài sản. Tham khảo ý kiến luật sư để có hướng xử lý phù hợp với từng tình huống cụ thể.
>> Tham khảo bài viết: Luật sư tư vấn tội phạm và hình phạt
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;
- Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.
- Trực tiếp
- Bằng văn bản
- Qua phương tiện thông tin đại chúng, hòm thư điện tử, bảo nói, báo hình hoặc ứng dụng VNeID
- Điện thoại trực ban của cơ quan có thẩm quyền
- Dịch vụ bưu chinh
Theo quy định, đơn tố cáo cần bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ngày, tháng, năm lập đơn tố cáo.
- Thông tin người tố cáo: Họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ.
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
- Thông tin về người bị tố cáo và các chi tiết liên quan.
- Nếu nhiều người cùng tố cáo một nội dung, đơn cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ của từng người và tên người đại diện.
Đơn tố cáo cần đảm bảo tính pháp lý để hợp lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm các thông tin rõ ràng và đầy đủ, giúp cơ quan thẩm quyền dễ dàng xác minh danh tính người tố cáo và liên hệ khi cần thiết. Việc trình bày chi tiết về hành vi vi phạm là rất quan trọng, nhằm cung cấp đủ cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành điều tra một cách hiệu quả. Trong trường hợp tố cáo tập thể, đơn cần có thông tin về người đại diện, giúp thuận tiện cho quá trình xử lý, đồng thời tránh nhầm lẫn hoặc trùng lặp thông tin.
Mẫu đơn tố giác tội phạm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
………………, ngày …. tháng ….năm 20….
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông…………………….)
Kính gửi: – Công An …………………………………………
Họ và tên tôi:………………………… Giới tính:………… Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày: .…/.…/……… CMND số:………….…………. Cấp ngày:.…/.…/………
Cấp bởi:…………………………………………..………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:……………………………….…………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của ông……………….…….,
địa chỉ:……………………….……………………………………………….……,
(tôi có gửi kèm theo đơn này hình ảnh, tin nhắn và file ghi âm, giấy vay tiền của ông……………….…….) cụ thể vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng để chiếm đoạt tài sản của tôi.
Tôi cho rằng hành vi của ông……………….……. có dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 175, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông……………….…….
Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông……………….……. về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
|
Người tố cáo |
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy tư vấn pháp lý và hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bao gồm:
- Tư vấn pháp lý ban đầu về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ và xác định hướng giải quyết.
- Tư vấn quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự và trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
- Tư vấn lựa chọn hình thức khởi kiện: hình sự, dân sự, hoặc kết hợp.
- Thu thập và phân tích chứng cứ liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Soạn thảo đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an.
- Soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi Tòa án.
- Đại diện làm việc với cơ quan công an, viện kiểm sát và cơ quan điều tra.
- Tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.
- Tham gia tranh luận tại phiên tòa dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại.
- Đại diện thương lượng, đàm phán bồi thường ngoài tòa án.
- Nộp đơn yêu cầu thi hành án sau khi có phán quyết của Tòa án.
- Đại diện làm việc với cơ quan thi hành án dân sự để bảo đảm thực thi bản án.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục cưỡng chế thi hành án khi bên bị kiện không tự nguyện bồi thường.
- Tư vấn các biện pháp pháp lý để bảo vệ tài sản và tránh rủi ro tương tự trong tương lai.
- Hỗ trợ bảo vệ uy tín và danh dự trước các thông tin sai lệch liên quan đến vụ việc.
Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết theo từng tình huống cụ thể, giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách phù hợp.
>> Tham khảo bài viết: Chi phí thuê luật sư tư vấn pháp lý
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phí phù hợp và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội