Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng

Thứ hai - 20/11/2017 08:20
Người làm chứng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giải quyết vụ án chính xác, khách quan. Để người biết về nguồn tin tội phạm, tình tiết vụ án được tham gia làm chứng cần có quyết định triệu tập từ cơ quan tiến hành tố tụng.
Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng
Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng
Mục lục
     Thực tế, không phải trường hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng cũng xác định đúng và kịp thời người làm chứng. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan/đại diện hợp pháp của họ/luật sư có quyền đề nghị triệu tập người làm chứng.
 

 1. Cơ sở pháp lý để đương sự đề nghị triệu tập người làm chứng

Theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) năm 2015, đương sự có quyền cung cấp chứng cứ, yêu cầu thu thập chứng cứ và đề nghị triệu tập người làm chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể:

 

 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) thì đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

“1. Tôn trọng tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa…

5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

7. Đề nghị tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

…”

- Khoản 5 và khoản 6 của Điều 70 quy định đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan.
- Khoản 7 nêu rõ đương sự có thể đề nghị tòa án xác minh chứng cứ, yêu cầu cung cấp tài liệu, triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản.

Như vậy, nếu đương sự cho rằng lời khai của người làm chứng có thể ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án, họ có quyền đề nghị tòa án triệu tập người đó để đảm bảo việc xét xử khách quan, đầy đủ chứng cứ.

2. Điều kiện của người làm chứng và nghĩa vụ khai báo

a. Điều kiện của người làm chứng và nghĩa vụ khai báo

Mặt khác, Điều 77 Bộ luật TTDS quy định:

“Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, được tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”.

Theo Điều 77 Bộ luật TTDS, người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ việc và được tòa án triệu tập theo đề nghị của đương sự. Tuy nhiên, người mất năng lực hành vi dân sự không thể làm chứng vì họ không có khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật TTDS, người làm chứng trong TTDS có quyền và nghĩa vụ như sau:

Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác...

Trong tố tụng dân sự, việc triệu tập người làm chứng có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Dưới đây là quyền và cơ sở pháp lý để đương sự đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng.

Theo Điều 78 Bộ luật TTDS, người làm chứng có trách nhiệm khai báo trung thực, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan, đồng thời có quyền từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, nghề nghiệp, kinh doanh, gia đình hoặc có thể gây bất lợi cho người thân thích. Đặc biệt, nếu khai báo sai sự thật, người làm chứng phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại nếu gây tổn hại cho đương sự hoặc người khác.
 

b. Mẫu đơn yêu cầu 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tư do Hanh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(v/v yêu cầu triệu tập người làm chứng, người liên quan)

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN …………………..
Tôi là : ……………….
Sinh năm ……………….
Nghề nghiệp : ……………….
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một việc sau:
…………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….…………

Tôi xin phân tích những điểm khác nhau trong lời khai:
………………………………………………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….……………….…………….……………….……………….…………………………….……………….……………….………

Để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, giúp hội đồng xét xử đưa ra phán quyết công mình, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.
Tôi kính đề nghị Tòa án Nhân dân…………triệu tập những người làm chứng, những người liên quân đến vụ án, tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm:
1.
2.
………….
Rất mong quý Tòa xem xét chấp nhận.
Xin trân trọng cảm ơn./.

……ngày ........tháng ……. năm……
Người làm đơn
 

3. Tại sao cần đề nghị triệu tập người làm chứng?

Trong thực tế tố tụng, không phải lúc nào tòa án cũng xác định đúng và đầy đủ các nhân chứng quan trọng. Do đó, đương sự cần chủ động đề nghị triệu tập người làm chứng trong các trường hợp như:

  • Khi người làm chứng nắm giữ thông tin quan trọng về tình tiết vụ án mà tòa án chưa xem xét.
  • Khi có tranh chấp về tài sản, hợp đồng, quyền lợi mà lời khai của người làm chứng có thể giúp xác minh sự thật.
  • Khi một bên bị yếu thế trong chứng minh và cần sự hỗ trợ từ lời khai khách quan của người khác.
 

4. Hậu quả nếu không triệu tập người làm chứng kịp thời

  • Nếu tòa án không triệu tập người làm chứng theo yêu cầu hợp lý của đương sự, quá trình xét xử có thể bị thiếu sót chứng cứ, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
  • Đương sự không cung cấp đủ chứng cứ có thể chịu bất lợi trong việc chứng minh quyền lợi của mình trước tòa.
  • Lời khai của người làm chứng có thể giúp ngăn chặn việc đưa ra các phán quyết sai lầm do thiếu thông tin.

Đương sự hoàn toàn có quyền đề nghị triệu tập người làm chứng nếu xét thấy lời khai của họ có vai trò quan trọng đối với vụ án. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bản thân mà còn giúp tòa án có đủ cơ sở để đưa ra phán quyết chính xác, công bằng.

 

5. Dịch vụ Soạn thảo Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng

     Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Soạn thảo Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng, công việc cụ thể như sau:
-  Tư vấn quy định pháp luật tố tụng hình sự về người làm chứng và vai trò của người làm chứng;
-  Tư vấn xác định người làm chứng, các trường hợp không được làm chứng, điều kiện làm chứng của người chưa thành niên;
-  Tư vấn thẩm quyền quyết định triệu tập người làm chứng;
-  Tư vấn người có quyền đề nghị triệu tập người làm chứng;
-  Tư vấn về thời điểm cần thiết yêu cầu người làm chứng;
-  Tư vấn những nội dung cơ bản cần có, những vấn đề cần lưu ý trong đơn;
-  Soạn thảo đơn đề nghị với đầy đủ căn cứ và cơ sở pháp lý, làm rõ các chứng cứ chứng minh cho cơ sở của đề nghị, phương án bảo vệ người làm chứng;
-  Tư vấn phương thức nộp đơn và cách thức làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
-  Tư vấn về chi phí cho người làm chứng.
     Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, tham gia bào chữa/bảo vệ trong nhiều vụ án hình sự, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ soạn thảo Đơn đề nghị triệu tập người làm chứng nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu khách hàng và quy định pháp luật.

     Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17
 
 

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây