Thuận tình ly hôn là việc cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận các vấn đề liên quan đến ly hôn.
Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn thuận tình như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Căn cứ điều 55 của luật Hôn nhân và gia đình về thuận tình ly hôn:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, điều kiện để được công nhận thuận tình ly hôn:
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình, để được tòa án công nhận thuận tình ly hôn, hai vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cả hai bên đều đồng ý ly hôn: Đây là điều kiện tiên quyết, thể hiện sự tự nguyện của cả hai, không có sự ép buộc hay cưỡng ép từ một phía.
- Đã đạt được thỏa thuận về tài sản và con cái: Vợ chồng phải thống nhất về việc phân chia tài sản chung cũng như quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn.
Tòa án không chỉ xem xét sự đồng thuận của hai bên mà còn có trách nhiệm đánh giá tính tự nguyện của vợ chồng, đảm bảo không có hành vi cưỡng ép hoặc lợi dụng ly hôn để trốn tránh trách nhiệm. Kiểm tra tính hợp lý của thỏa thuận, nếu tòa án nhận thấy việc phân chia tài sản hoặc quyền nuôi con không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, tòa án có thể yêu cầu điều chỉnh hoặc không công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp không đủ điều kiện để công nhận thuận tình ly hôn:
- Nếu vợ chồng không đạt được sự thống nhất về tài sản hoặc con cái, tòa án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn mà chuyển sang giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.
- Nếu thỏa thuận của hai bên vi phạm quyền lợi chính đáng của con (ví dụ: không đảm bảo quyền được nuôi dưỡng, học tập của con) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tòa án sẽ xem xét lại.
Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rõ ràng về thuận tình ly hôn, nhằm đảm bảo sự tự nguyện của hai bên và quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là con cái. Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét ly hôn thuận tình để đảm bảo công bằng và đúng pháp luật.
Các quy định trên được nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 3, Khoản 4 Điều 35, và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bộ luật này xác định rõ ràng thẩm quyền của các tòa án trong việc giải quyết các vụ án ly hôn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời thuận tiện cho việc xét xử:
- Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn: Là trường hợp giải quyết ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng; vợ, chồng trong đó vợ chồng đồng thuận trong cả ba vấn đề: ly hôn, nuôi con chung và phân chia tài sản chung vợ chồng . Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định nội dung chính của đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm:
+ Ngày, tháng, năm viết đơn;
+ Tên tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết;
+ Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu tòa án giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn;
+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nếu có;
+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
+ Chữ ký (điểm chỉ) của đương sự.
Kèm theo Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là các giấy tờ:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ, chồng;
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng);
- Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).
- Trình tự, thủ tục giải quyết:
Sau khi nhận được Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí là 200.000 (nếu không có tranh chấp về tài sản). Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 04 tháng. Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 02 tháng. Đối với trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
>> Tham khảo bài viết: Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn nhanh
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình với các công việc cụ thể như sau:
Nếu Quý khách đang gặp phải vấn đề pháp lý và có nhu cầu được cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn gọi 0909160684, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng để nhận được sự tư vấn và cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn gọi 0909160684 nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Chúng tôi trên mạng xã hội