Tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn

Thứ sáu - 08/03/2013 03:41
Đối với các cặp vợ chồng đã có con chung, khi giải quyết các vấn đề ly hôn, vấn đề quan trọng hơn hết và là nguyên nhân hầu hết dẫn đến không thể thỏa thuận được các vấn đề để thuận tình ly hôn là quyền nuôi con khi ly hôn.
Tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn
Tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn
Mục lục

1. Có hai cách để vợ chồng giải quyết vấn đề nuôi con sau ly hôn:

Cách 1: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Cách 2: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

 Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ thì Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 (ba) phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:

i) Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
ii) Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ
iii) Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 9 tuổi trở lên)

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Tuy nhiên, việc thu thập các chứng cứ, chứng minh để dành quyền nuôi con khi có tranh chấp là một vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng không dễ thực hiện. Tìm đến Luật sư để được tư vấn và bảo vệ là một giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.

2. Nguyên tắc chung về quyền nuôi con

Pháp luật khuyến khích cha mẹ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp và ra quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ. Các yếu tố quan trọng mà Tòa án xem xét bao gồm:

  • Điều kiện vật chất: Mức thu nhập, chỗ ở ổn định, khả năng tài chính để chăm sóc và giáo dục con.
  • Điều kiện tinh thần: Sự quan tâm, thời gian chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường phát triển tốt cho con.
  • Nguyện vọng của con: Đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên, ý kiến của con sẽ được xem xét khi quyết định quyền nuôi dưỡng.
  • Nguyên tắc ưu tiên cho mẹ: Nếu con dưới 3 tuổi, quyền nuôi con thường thuộc về mẹ, trừ khi có lý do đặc biệt chứng minh mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng.

3. Khó khăn trong tranh chấp quyền nuôi con

Tranh chấp quyền nuôi con không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là cuộc chiến về chứng cứ. Người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh mình đáp ứng đủ điều kiện hơn đối phương. Một số vấn đề thường gặp gồm:

  • Chứng minh khả năng tài chính đủ mạnh để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho con.
  • Xác minh vai trò của bản thân trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trước khi ly hôn.
  • Thu thập tài liệu, nhân chứng để chứng minh đối phương có yếu tố bất lợi (ví dụ: bạo lực gia đình, điều kiện sống không đảm bảo, không quan tâm đến con).

4. Vai trò của Luật sư trong tranh chấp quyền nuôi con

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng thu thập chứng cứ, lập luận trước Tòa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Cụ thể:

  • Tư vấn pháp lý về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Hỗ trợ thu thập chứng cứ để chứng minh điều kiện vật chất, tinh thần phù hợp để nuôi con.
  • Hướng dẫn cách bảo vệ quyền lợi trước Tòa, chuẩn bị hồ sơ và tranh tụng.
  • Đại diện khách hàng trong quá trình thương lượng hoặc tranh chấp tại Tòa án.

>> Tham khảo bài viết: Thuê luật sư giải quyết ly hôn bao nhiêu tiền

5. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn dành quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 8 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây