Đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại

Thứ tư - 27/11/2024 02:50
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản quan trọng ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nhượng quyền. Với tầm quan trọng đó, đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại là việc cần được chú trọng để  đảm bảo thỏa thuận hợp đồng phù hợp quy định pháp luật; cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại thông qua quy định các quyền và nghĩa vụ tương ứng; đảm bảo tính thực thi cũng như giúp quá trình nhượng quyền thương mại diễn ra thuận lợi.
Đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại
Mục lục

1. Khái niệm và bản chất của nhượng quyền thương mại

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới mô hình, hệ thống đã được xây dựng sẵn của bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Điểm nổi bật của mô hình nhượng quyền là:

- Gắn liền với hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng, quảng cáo…

- Bên nhượng quyền vẫn có quyền kiểm soát và hỗ trợ trong quá trình bên nhận quyền vận hành mô hình kinh doanh.

Như vậy, nhượng quyền thương mại không đơn thuần là việc bán một sản phẩm hay dịch vụ mà là chuyển giao mô hình kinh doanh có sẵn và đã thành công, giúp bên nhận quyền khai thác thương hiệu và công thức kinh doanh để thu lợi.

2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Căn cứ Điều 285 Luật Thương mại 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản pháp lý thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên – bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó ghi nhận:

  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên;

  • Nội dung, phạm vi, thời hạn và hình thức nhượng quyền;

  • Các quy định về kiểm soát, hỗ trợ, đào tạo, thanh toán, bảo mật thông tin, chấm dứt hợp đồng,…
     

Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Đây là loại hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản (hoặc hình thức tương đương – ví dụ hợp đồng điện tử), nhằm đảm bảo rõ ràng và có giá trị pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng nhượng quyền thương mại

a. Chủ thể tham gia hợp đồng

Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP:

  • Bên nhượng quyền là thương nhân (doanh nghiệp) có mô hình kinh doanh đã vận hành hiệu quả và đủ điều kiện nhượng quyền theo pháp luật.

  • Bên nhận quyền cũng phải là thương nhân, tức là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định thêm về các trường hợp nhượng quyền thứ cấp, tức là bên nhận quyền có thể trở thành bên nhượng quyền tiếp theo để cấp lại quyền cho bên nhận quyền mới.

b. Đặc điểm pháp lý nổi bật

- Quan hệ song phương có tính ràng buộc lâu dài: Các hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn dài, bao gồm nhiều giai đoạn: huấn luyện – vận hành – kiểm soát – gia hạn – chuyển nhượng...

- Đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống: Bên nhận quyền không được tùy tiện thay đổi cách thức vận hành, nhằm đảm bảo sự đồng nhất và uy tín thương hiệu.

- Có yếu tố kiểm soát và hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền: Đây là điểm khác biệt với các hình thức mua bán thông thường, vì bên nhượng quyền có quyền giám sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là công cụ pháp lý trung tâm trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch trong toàn bộ hệ thống. Do tính chất đặc thù và ràng buộc phức tạp, hợp đồng này cần được xây dựng cẩn thận, có sự tư vấn pháp lý trước khi ký kết để phòng ngừa rủi ro và tranh chấp về sau.
 

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại hiện nay

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa ban hành mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mang tính bắt buộc hoặc thống nhất.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, nếu các bên lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể bao gồm những nội dung chính sau:

- Mô tả cụ thể về quyền thương mại được chuyển giao.

- Các quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Các quyền và nghĩa vụ tương ứng của bên nhận quyền.

- Thỏa thuận về phí nhượng quyền, bao gồm mức phí ban đầu, phí định kỳ (nếu có) và phương thức thanh toán.

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

- Cách thức gia hạn, điều kiện chấm dứt hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Do đó, để thuận tiện trong quá trình soạn thảo và thương lượng, các bên có thể tham khảo một số mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ 

 

4. Vì sao cần luật sư đại diện khi đàm phán hợp đồng nhượng quyền?

a. Tầm quan trọng của đàm phán trong hợp đồng nhượng quyền

Trong mô hình nhượng quyền thương mại, đàm phán hợp đồng là bước đầu tiên và mang tính quyết định đối với mối quan hệ hợp tác giữa các bên. Đây không chỉ là quá trình trao đổi thông tin mà còn là giai đoạn định hình cách thức vận hành mối quan hệ lâu dài, từ quyền và nghĩa vụ, đến các cơ chế kiểm soát và chia sẻ lợi ích.

Nếu quá trình đàm phán không được thực hiện cẩn trọng và chi tiết, rất dễ dẫn đến các điều khoản không rõ ràng, mâu thuẫn hoặc bất lợi cho một bên, đặc biệt là bên nhận quyền. Trên thực tế, nhiều tranh chấp hợp đồng phát sinh từ việc các bên chưa hiểu rõ hoặc chưa thống nhất về nội dung đã ký, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ khâu đàm phán.

Ngoài ra, đàm phán còn là cơ hội để bên nhận quyền bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong các tình huống phải làm việc với hệ thống hợp đồng mẫu từ bên nhượng quyền. Một chiến lược đàm phán tốt sẽ giúp đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả.

b. Vì sao cần luật sư đại diện khi đàm phán hợp đồng nhượng quyền?

Hợp đồng nhượng quyền thường bao gồm nhiều điều khoản phức tạp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, mô hình kinh doanh, quyền kiểm soát và các khoản phí định kỳ. Đây là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức pháp lý chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, do đó, việc có luật sư đồng hành ngay từ giai đoạn đàm phán là vô cùng cần thiết.

Luật sư sẽ giúp khách hàng nhận diện và phân tích các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong hợp đồng, từ đó đề xuất hướng xử lý phù hợp. Không chỉ dừng lại ở việc xem xét điều khoản, luật sư còn tham gia xây dựng chiến lược đàm phán hiệu quả, giúp khách hàng đạt được những điều kiện có lợi nhất trong giới hạn pháp luật cho phép.

Bên cạnh đó, luật sư đóng vai trò đảm bảo sự minh bạch và tính hợp pháp của hợp đồng, phòng tránh các điều khoản mơ hồ hoặc bất lợi được lồng ghép khéo léo trong hợp đồng mẫu của bên nhượng quyền. Sự hỗ trợ của luật sư trong quá trình đàm phán chính là một lớp bảo vệ vững chắc cho quyền lợi của khách hàng trước khi đặt bút ký kết thỏa thuận quan trọng này. 
>> Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả 

 

5. Dịch vụ luật sư đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại

     Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Đại diện đàm pháp hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm các công việc sau:
-  Tiếp nhận thông tin, các hồ sơ liên quan mà khách hàng cung cấp từ đó đánh giá và xác định yêu cầu, mục tiêu của Khách hàng, tư vấn phương án đàm phán hiệu quả;
-  Xác định nội dung thương lượng, xây dựng phương án đàm phán tương ứng với từng mục tiêu cụ thể;
-  Tư vấn pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại tương ứng với yêu cầu của khách hàng;
-  Tư vấn các nội dung cơ bản, cần thiết của hợp đồng nhượng quyền thương mại;
-  Hỗ trợ/đại diện Khách hàng dự thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
-  Hỗ trợ/đại diện Khách hàng tham gia đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại;
-  Tham gia buổi đàm phán với vai trò trung gian nhằm đảm bảo việc đàm phán được thực hiện đầy đủ và hợp pháp;
-  Đại diện Khách hàng chỉnh sửa hợp đồng nhượng quyền thương mại phù hợp với kết quả đàm phán;
-  Rà soát hợp đồng do Khách hàng cung cấp;
-  Đại diện Khách hàng theo dõi, đốc thúc việc ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại đúng thời hạn;
-  Đại diện Khách hàng khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp quyền lợi của Khách hàng bị xâm phạm.
      Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ Đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại tốt nhất và mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.

 6. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy 

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn và đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại với mức phí phù hợp và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ Đại diện đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây