1. Chia tài sản sau ly hôn
Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản được xác định theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
...
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được xác định là những tài sản sau đây:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Lưu ý:
+ Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
+ Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
...
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
2. Nội dung đơn khởi kiện phân chi tài sản sau ly hôn
Việc tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn cũng là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi ly hôn, đương sự không bắt buộc phải yêu cầu giải quyết về chia tài sản chung hoặc chỉ yêu cầu giải quyết một phần. Do đó, sau khi đã ly hôn, nếu có tranh chấp về tài sản chung, đương sự có quyền khởi kiện những vụ án về chia tài sản sau khi ly hôn.
Nội dung đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn bao gồm các thông tin chính sau:
- Thông tin của các bên: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số CMND/CCCD của người khởi kiện và người bị kiện (vợ/chồng cũ), người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Nội dung yêu cầu: Trình bày chi tiết yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân. Nêu rõ quá trình kết hôn, lý hôn, quá trình tạo lập tài sản.
- Danh mục tài sản: Liệt kê cụ thể tài sản đề nghị phân chia, bao gồm giá trị, nguồn gốc hình thành tài sản.
- Lý do và căn cứ khởi kiện: Trình bày lý do yêu cầu tòa án phân chia tài sản, cùng với các căn cứ pháp lý hỗ trợ.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo: Đính kèm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán tài sản, sao kê ngân hàng, hoặc các chứng từ liên quan khác.
- Các thức phân chia tài sản tranh chấp: Đề nghị phương thức giải quyết (theo pháp luật, thỏa thuận giữa các bên,...).
Nội dung cần chi tiết, rõ ràng và đảm bảo đúng yêu cầu pháp lý để tòa án xem xét và giải quyết phân chia tài sản hợp lý.
Do đó, việc soạn thảo Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn cần được đảm bảo đúng theo quy định pháp luật về mặt hình thức và nội dung.
3. Dịch vụ soạn thảo Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn - VPLS Tô Đình Huy
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp Dịch vụ Soạn thảo Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn theo quy định hiện hành, bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, xem xét các quyền lợi tài sản của khách hàng trong vụ việc;
- Tư vấn các căn cứ pháp luật để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng;
- Tư vấn pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng sau ly hôn;
- Tư vấn về hình thức, nội dung của Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn;
- Hướng dẫn soạn thảo, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ khởi kiện;
- Soạn thảo, hoàn thiện hình thức và nội dung chi tiết của Đơn khởi kiện;
- Tư vấn về trình tự, thủ thục khởi kiện;
- Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện;
Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, chúng tôi sẽ tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Với năng lực chuyên môn cao, chúng tôi sẽ đem đến cho Quý khách hàng sự hài lòng.
4. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17.
Chúng tôi trên mạng xã hội