Theo khoản 24 điều Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình về cấp dưỡng
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Như vậy, pháp luật quy định về nghĩa vụ hỗ trợ tài chính hoặc tài sản, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, trong trường hợp người đó không thể tự nuôi sống bản thân theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 107 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng:
Nghĩa vụ cấp dưỡng là trách nhiệm bắt buộc giữa các thành viên có quan hệ gia đình, không thể thay thế hoặc chuyển giao. Nếu trốn tránh nghĩa vụ, Tòa án có quyền buộc thực hiện theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Tại Điều 110 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy, cha, mẹ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không tự nuôi mình được, dù không sống chung nhằm đảm bảo quyền lợi của con.
Theo Điều 116 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng
Theo đó, mức cấp dưỡng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với thu nhập, khả năng của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng, thông qua thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án.1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội