Theo quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn là trách nhiệm chung của cả cha và mẹ, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Quy định nhấn mạnh nguyên tắc thỏa thuận giữa cha mẹ về việc nuôi con, ưu tiên lợi ích toàn diện của con và tôn trọng ý kiến của trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên. Đặc biệt, con dưới 36 tháng tuổi thường được giao cho mẹ nuôi, trừ khi có điều kiện đặc biệt hoặc thỏa thuận khác nhằm bảo vệ lợi ích tối đa của trẻ.
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 quy định về Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình:
1. Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
b) Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
c) Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
d) Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
đ) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
e) Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
g) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
2. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
b) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
c) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
4. Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.
Từ các quy định trên, có thể rút ra kết luận rằng việc xác định quyền nuôi con sau ly hôn cần được xem xét toàn diện, khách quan, dựa trên quyền lợi tốt nhất của trẻ. Tòa án đánh giá các yếu tố như điều kiện chăm sóc, sự gắn bó, môi trường sống ổn định và nguyện vọng của trẻ.
Ý kiến của trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên phải được tôn trọng và thu thập trong môi trường thân thiện, tránh áp lực. Người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ khi không đủ điều kiện về sức khỏe, tài chính hoặc thời gian. Tuy nhiên, nếu điều kiện của người cha không tốt hơn mẹ, con sẽ được giao cho mẹ nuôi. Quy định này nhấn mạnh sự bảo vệ quyền lợi toàn diện và ổn định tâm lý cho trẻ em.
Tại Điều 84 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Vây nên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn chỉ được thực hiện khi có căn cứ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con. Quyết định thay đổi có thể dựa trên thỏa thuận giữa cha mẹ hoặc khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện.
Nguyện vọng của trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên phải được xem xét, và trong trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con, Tòa án sẽ giao con cho người giám hộ phù hợp. Quy định cũng mở rộng quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của trẻ em.
Nắm bắt các quy định về Hôn nhân và Gia đình, đặc biệt là quyền nuôi con khi ly hôn là yêu cầu cần thiết nhằm giải quyết tốt các tranh chấp, hài hòa lợi ích và bảo vệ quyền lợi con chung của vợ chồng.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ tư vấn Quyền nuôi con khi ly hôn trên cơ sở các quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, bao gồm:
- Tư vấn các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em là con chung của vợ chồng;
- Tư vấn về trường hợp phải có ý kiến của con trong việc quyết định con do ai nuôi và tác động ý kiến của con đến quyền nuôi con của cha mẹ khi ly hôn;
- Tư vấn về quyền của cha, mẹ đối với con dưới 36 tháng tuổi;
- Đưa ra phân tích và tư vấn các điều kiện được nuôi con sau ly hôn; các trường hợp hạn chế quyền nuôi con của cha, mẹ;
- Tư vấn cơ sở pháp lý cũng như căn cứ thực tiễn chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con;
- Tư vấn quy định pháp luật về nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn;
- Tư vấn quyền của người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con; các trường hợp, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Tư vấn về thỏa thuận người trực tiếp nuôi con.
Trên thực tế, tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn là tranh chấp diễn ra phổ biến. Trong nhiều trường hợp, các bên tranh chấp chưa nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật Hôn nhân và Gia đình dẫn đến những mâu thuẫn, quyền và lợi ích của con không được bảo vệ tốt nhất. Khi có tranh chấp, việc tham vấn ý kiến chuyên gia pháp lý liên quan đến quyền nuôi con là cần thiết nhằm hướng đến hài hòa lợi ích các bên.
Với đội ngũ Luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, chúng tôi sẽ mang đến khách hàng sự lựa chọn tốt nhất.
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về quyền nuôi con khi ly hôn và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý về quyền nuôi con khi ly hôn có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội