a. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp thuộc về:
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(Điều 17 Luật Khiếu nại 2011)
b. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
(Điều 18 Luật Khiếu nại 2011)
c. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
(Điều 19 Luật Khiếu nại 2011)
2.4. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
(Điều 20 Luật Khiếu nại 2011)
d. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
(Điều 21 Luật Khiếu nại 2011)
e. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
(Điều 22 Luật Khiếu nại 2011)
f. Thẩm quyền của Bộ trưởng
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
(Điều 23 Luật Khiếu nại 2011)
g. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
(Điều 24 Luật Khiếu nại 2011)
h. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
(Điều 25 Luật Khiếu nại 2011)
i. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Khiếu nại 2011.
- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
(Điều 26 Luật Khiếu nại 2011)
Luật sư tư vấn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính là cần thiết vì những lý do sau:
Quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính khá phức tạp, với sự phân cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh đến các cơ quan trung ương.
Nếu người khiếu nại gửi đơn sai thẩm quyền, đơn có thể bị từ chối hoặc mất thời gian chuyển đến cơ quan có thẩm quyền. Luật sư sẽ giúp xác định đúng cơ quan, cá nhân có trách nhiệm xử lý.
Việc xác định sai thẩm quyền dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, gây tốn kém về chi phí và thời gian của người khiếu nại.
Luật sư giúp người dân chuẩn bị hồ sơ phù hợp và hướng dẫn gửi đến cơ quan có thẩm quyền ngay từ đầu, giảm thiểu nguy cơ phải làm lại từ đầu.
Luật Khiếu nại 2011 quy định chi tiết về các bước trong quá trình giải quyết khiếu nại, từ việc nộp đơn, xác minh, hòa giải đến ra quyết định.
Luật sư có chuyên môn sẽ giúp người khiếu nại thực hiện đúng các bước này, tránh vi phạm quy định pháp luật dẫn đến việc khiếu nại bị bác bỏ.
Nhiều trường hợp khiếu nại hành chính liên quan đến các quy định chuyên ngành hoặc tình huống pháp lý phức tạp, ví dụ: tranh chấp đất đai, cấp giấy phép, xử phạt vi phạm hành chính.
Luật sư có khả năng phân tích, áp dụng đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Luật sư không chỉ tư vấn về thẩm quyền mà còn hỗ trợ chuẩn bị đơn từ, tài liệu chứng cứ, và thậm chí đại diện cho người khiếu nại làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
Họ cũng giúp người khiếu nại đề xuất các biện pháp cụ thể để khắc phục hậu quả hoặc bồi thường (nếu có).
Khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc khi việc giải quyết bị trì hoãn, luật sư sẽ tư vấn cách tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc hướng dẫn khởi kiện ra tòa hành chính.
Điều này rất quan trọng để đảm bảo người khiếu nại không mất đi quyền lợi của mình vì thiếu hiểu biết pháp luật.
Một số hành vi trong khiếu nại, nếu không tuân thủ pháp luật (như đưa ra thông tin không chính xác, cáo buộc sai sự thật), có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý cho người khiếu nại.
Luật sư sẽ giúp đảm bảo rằng mọi tài liệu, thông tin và lập luận đều được trình bày đúng pháp luật.
Chủ thể có thẩm quyền là chủ thể nào? Đây là vấn đề nhiều người khiếu nại vướng mắc, không đủ am hiểu pháp luật để xác định dẫn đến quyền lợi không được bảo vệ trong khi thời hiệu khiếu nại không dài như thời hiệu khởi kiện.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Tư vấn thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính. Các dịch vụ cụ thể bao gồm:
- Tư vấn pháp luật khiếu nại hiện hành và các văn bản liên quan;
- Xác định thời hiệu khiếu nại và đánh giá tính cấp thiết của việc thực hiện khiếu nại;
- Đánh giá tình trạng vụ việc cần khiếu nại;
- Tư vấn các điều kiện khiếu nại hành chính;
- Tư vấn về các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với từng trường hợp cụ thể về lĩnh vực và đơn vị hành chính;
- Hỗ trợ/thay mặt Khách hàng dự thảo hồ sơ đề nghị giải quyết khiếu nại;
- Hỗ trợ/đại diện Khách hàng thực hiện trình tự, thủ tục khiếu nại;
- Tư vấn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Theo dõi, đốc thúc việc giải quyết khiếu nại của chủ thể có thẩm quyền;
- Thay mặt Khách hàng tiếp nhận kết quả giải quyết khiếu nại từ chủ thể có thẩm quyền và đưa ra hướng xử lý phù hợp;
- Hỗ trợ/đại diện Khách hàng khởi kiện khi quyền lợi bị xâm phạm.
Khi quyền lợi bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi hành chính, khiếu nại là thủ tục có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp mà còn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho tổ chức, cá nhân. Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm cam kết hỗ trợ Quý khách hàng trong suốt quá trình khiếu nại, đặc biệt là trong giai đoạn xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.
Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan, vui lòng tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được Luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội