Tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng

Thứ hai - 24/03/2025 05:04
Bồi thường thiệt hại hợp đồng là việc bồi thường những tổn thất do một trong các bên gây ra cho bên còn lại. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định căn cứ bồi thường thiệt hại đúng quy định pháp luật. Sau đây, qua bản án số 167/2022/KDTM-PT, Văn phòng luật sư Tô Đình Huy sẽ tiến hành phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật đối với trường hợp này để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn. 
tranh chấp bồi thương thiệt hại hợp đồng
tranh chấp bồi thương thiệt hại hợp đồng
Mục lục

1, Tóm tắt bản án số 167/2022/KDTM-PT

Nguyên đơn: Công ty V
Bị đơn: Công ty K
Nội dung vụ án:
Ngày 09 tháng 06 năm 2021 Công ty V (gọi tắt là Công ty V) và Công ty K (gọi tắt là Công ty K) ký Hợp đồng mua bán. Ngày 14/06/2021 Công ty V đã chuyển số tiền 30% giá trị Hợpnhưng đến ngày 24/06/2021, Công ty K chuyển khoản lại số tiền đặt cọc cho Công ty V và từ chối thực hiện Hợp đồng không rõ lý do. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty K đã làm cho công ty V phải ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty khác, tuy nhiên mức chênh lệch hàng hóa cao hơn so với hợp đồng giữa công ty V và công ty K đã giao kết.
Phía bị đơn là công ty V cho rằng do tình hình dịch bệnh Covid nên hàng hoá rất khan hiếm cộng với nguyên đơn chuyển tiền đặt cọc chậm (05 ngày) nên đối tác giao hàng thông báo không đủ số lượng hàng giao theo thoả thuận. Từ việc chuyển tiền đặt cọc chậm dẫn đến hậu quả thiếu hàng là lỗi của nguyên đơn.
=> Tranh chấp xảy ra, Công ty V khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, cụ thể là Công ty V yêu cầu Công ty K bồi thường 305.000.000 đồng tạm tính đến ngày 25/11/2021 (trong đó có Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, chi phí cơ hội, lãi suất do bị chiếm dụng vốn, phí tư vấn dịch vụ pháp lý)

 

2, Hướng giải quyết tranh chấp của Tòa án

Căn cứ vào phần nhận định của Tòa án, vụ việc được giải quyết như sau:
- Tòa án xác định hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty V là trái pháp luật, cụ thể là vi phạm điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Đối với yêu cầu về mức phạt vi phạm, Tòa án không chấp nhận yêu cầu vì trong hợp đồng ký kết không có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm nên Tòa án áp dụng Điều 307 BLDS 2015 không chấp nhận yêu cầu khởi kiện này;
- Tòa án xác định hành vi đơn phương chấm dứt của công ty V dẫn đến thiệt hại là công ty K phải mua hàng hóa thay thế với mức giá chệnh lệch cao hơn và cho rằng đây là tổn thất thực tế và buộc công ty V bồi thường khoản chênh lệch này.

 

3, Cơ sơ pháp lý

- Điều 303, 305, 307 Luật thương mại 2005;
- Điều 508 Bộ luật dân sự 2015.

 

4, Phân tích căn cứ bồi thường thiệt hại hợp đồng

Bồi thường thiệt hại hợp đồng là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Căn cứ theo Điều 303 Luật Thương mại 2005, căn cứ bồi thường thiệt hại hơp đồng bao gồm:
  • Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng:
Một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ví dụ: Giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng, không thanh toán đúng hạn.
  • Thứ hai, có thiệt hại thực tế xảy ra:
Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất (tài sản bị hư hỏng, mất mát) hoặc thiệt hại về tinh thần (danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm).
Thiệt hại phải được chứng minh cụ thể, rõ ràng và có căn cứ pháp lý.
  • Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm hợp đồng và thiệt hại:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả trực tiếp của vi phạm hợp đồng. Cần chứng minh rằng nếu không có vi phạm hợp đồng thì thiệt hại đã không xảy ra.

Trong nhiều tài liệu tham khảo khác, yếu tố “lỗi” thường được cho là một trong những căn cứ xác định bồi thường thiệt hai, tuy nhiên theo Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 thì “lỗi” không được liệt kê là các căn cứ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, về nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 vẫn đề cập đến yếu tố “lỗi” như sau:
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Như vậy, yếu tố “lỗi” được xác định nhằm tăng hoặc giảm mức bồi thường cho bên gây ra thiệt đối với bên bị thiệt hại, nhằm tạo ra tính công bằng hơn cho các bên trong hợp đồng.
Về giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

5, Phân tích giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng

Dựa vào nội dung bản án số 167/2022/KDTM – PT, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đưa ra nhân xét về vấn đề tranh chấp trên có đủ căn cứ xác định bồi thười thiệt hại hợp đồng hay không?
Có thể thấy, nguyên đơn là công ty V ký kết hợp đồng mua bán với công ty K với đối tượng mua bán là TV. Khi Công ty V thực hiện chuyển khoản số tiền đặt cọc tương ứng 30%  giá trị Hợp đồng nhưng 10 ngày sau, công ty K chuyển trả đặt cọc và từ chối thực hiện hợp đồng. Điều này cho thấy Công ty K đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa và được Tòa án nhận định:
Ảnh màn hình 2025 03 21 lúc 4 54 22 CH
Hình 1 - Trích bản án số 167/2022/KDTM-PT

Theo những phân tích tại mục 3, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy thực hiện phân tích căn cứ bồi thường thiệt hại hợp đồng giữa công ty V và Công ty K như sau:
  • Thứ nhất, xác định có hành vi vi phạm hợp đồng: Công ty K đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;
  • Thứ hai, xác định có thiệt hại thực tế xảy ra: thiệt hại thực tế là Công ty V phải thực hiện mua hàng hóa với mức giá cao hơn so với hợp đồng giữa Công ty V và Công ty K
Trích bản án số 167:2022:KDTM PT
Trích bản án số 167/2022/KDTM-PT
  • Thứ ba, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại: có thể thấy rõ hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, tức không thực hiện hợp đồng của công ty K dẫn đến công ty V phải ký kết hợp đồng khác để bù lại số hàng hóa cần phải thực hiện trong hợp đồng khác, bởi nếu không thực hiện sẽ phải phạt vi phạm theo thỏa thuận với hợp đồng khác.
Từ đó cho thấy, vụ việc có đủ căn cứ theo Điều 303 Luật thương mại 2005 xác định bồi thường thiệt hại và có đủ căn cứ buộc công ty V phải bồi thường thiệt hại cho công ty K mức chênh lệch khi mua sản phẩm thay thế.
Có một số điểm trong bản án mà Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy lưu ý đến các chủ thể khi giao kết hợp đồng về mục phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Căn cứ theo pháp luật quy định:
“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”
Trong thỏa thuận của công ty V và Công ty K không có mục thỏa thuận về phạt vi phạm nên chỉ Công ty V chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật. Mặc dù, công ty V vẫn được bồi thường tuy nhiên nếu trong trường có thỏa thuận phạt vi phạm thì Công ty V có quyền áp dụng cả hai chế tài là phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể thấy việc soạn thảo hợp đồng trong quá trình giao kết cũng rất quan trọng, nội dung và các vấn đề liên quan cần được rà soát để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
>>> Thảm khảo bài viết: "Bảng giá luật sư soạn thảo hợp đồng"

Trên đây là những phân tích về bồi thương thiệt hại hợp động. Tuy nhiên khi phát sinh vấn đề tranh chấp bồi thường thiệt hại, bên cạnh việc giải quyết vấn đề phát liên quan đến tranh chấp và đặt biệt là làm cách nào để soạn thảo hợp đồng đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng thì chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

* Lưu ý: Các thông tin về bán án của bài viết được lấy từ nguồn “congbobanan” và đã được mã hóa dữ liệu. Đồng thời, bài viết trên nhằm chia sẻ thêm kiến thức pháp luật cho người đọc, các nhận xét, đánh giá đều dựa trên quan điểm và học thuật không nhằm mục đíchcông kích hay bảo vệ cho bất cứ chủ thể nào.

Tác giả: Quyên Phạm Bảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây