Luật sư tư vấn tranh chấp về thừa kế

Thứ năm - 22/08/2024 05:17
Thừa kế là một quy định tối quan trọng của mọi hệ thống pháp luật trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Quy định này cho phép các thành viên trong gia đình và cả những người được cho quyền hưởng thừa kế thông qua di chúc được nhận một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của người đã khuất. Nhưng đi song song với việc này là những tranh chấp có thể phát sinh giữa những người thừa kế hoặc/và những người có liên quan khác.
Luật sư tư vấn tranh chấp về thừa kế
Luật sư tư vấn tranh chấp về thừa kế
Mục lục

1.Tranh chấp về thừa kế là gì?

Đầu tiên, thừa kế là gì? Thừa kế là sự chuyển dịch về di sản (tài sản của người đã khuất bao gồm hiện kim như tiền, vàng, đá quý, nhà, đất hay các tài sản phi vật chất như quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu,…) để lại cho người còn sống. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế hiện nay được chia thành 02 dạng:
– Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015: người đã chết để lại di sản cho người sống theo sự định đoạt của người đó bằng di chúc khi họ còn sống. Trong di chúc, người đã chết có toàn quyền chia tài sản của mình theo mong muốn của họ, họ có thể để lại của cải cho người thân, cũng có thể để lại cho bất kỳ ai ngoài phạm vi gia đình, dòng họ miễn là không vi phạm quy định pháp luật. Nhưng dù cho có lập di chúc, vẫn còn những đối tượng mặc nhiên được nhận thừa kế dù tên mình không được nhắc đến trong di chúc, những đối tượng này được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
– Thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015: người đã chết không để lại di chúc thì việc chia di sản của người đó để lại cho những người còn sống được chia theo quy định pháp luật về thừa kế. Cụ thể hơn, tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha đẻ, mẹ đẻ, con ruột, vợ, chồng,…) sẽ được nhận các phần di sản bằng nhau, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột,…) sẽ được nhân phần di sản bằng nhau, điều này sẽ được lặp lại ở hàng thừa kế thứ ba (cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, cô ruột,…)
Tranh chấp về pháp luật thừa kế hay còn được gọi Tranh chấp về di sản thừa kế được hiểu là việc xảy ra mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung giữa những người được hưởng thừa kế về việc chia, quản lý và sở hữu di sản của người để lại thừa kế. Hiểu theo cách phổ biến hơn, tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong việc thừa hưởng, nhận di sản mà người chết để lại cho những người thừa kế. Việc tranh chấp di sản thừa kế thường diễn ra rất phức tạp, khó giả quyết và kéo dài khiến cho những người trong cuộc và cả những người liên quan mệt mỏi.

2. Các dạng tranh chấp về thừa kế

2.1 Tranh chấp về di sản thừa kế

Tranh chấp về di sản thừa kế được phát sinh từ việc yêu cầu chia tài sản người đã khuất của các đương sự trong vụ án thừa kế.
Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn giữa những người thừa kế trong việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà người chết đã để lại cho từng người có quyền hưởng thừa kế sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại.
Tranh chấp về di sản thừa kế có đặc điểm sau:
- Chủ thể tham gia tranh chấp về di sản thừa kế là người thừa kế hoặc các chủ thể khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Đối tượng của tranh chấp về di sản thừa kế là phần tài sản thừa kế mà người đã khuất để lại.
- Tính chất của tranh chấp về di sản thừa kế là xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa những người được thừa kế di sản.
- Nguyên nhân của tranh chấp về di sản thừa kế là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất và gây ra cảm giác bất công cho những người trong cuộc.

2.2 Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế. Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế thường xảy ra ở 02 trường hợp sau:
2.2.1 Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Người lập di chúc lập di chúc theo tâm nguyện của mình. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, có một số đối tượng sẽ được hưởng 1 phần di sản thừa kế nhất định (2/3 một suất thừa kế), cụ thể là: Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Tuy nhiên, việc xác định 2/3 một suất thừa kế không hề đơn giản vì phải xác định được chính xác những người được thừa kế theo pháp luật. Do đó vì sự khó xác định và không thống nhất này nên dẫn đến tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế.
2.2.2 Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật:
Trường hợp này thường xảy ra khi người đã khuất không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc bị xem là vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong trường hợp này là do không có di chúc để lại nên những người được thừa kế thừa phát sinh tranh chấp trong việc xác định người thừa kế và xác định người bị truất quyền thừa kế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nếu người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều và chia theo hàng thừa kế.
Bên cạnh đó, việc quy định con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi ở hàng thừa kế thứ nhất rất khó xác nhận nếu không có căn cứ rõ ràng. Liệu những người đến nhận là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi thì làm sao để xác thực thông tin? Hay họ chỉ cần đến xác nhận là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi là sẽ được chấp nhận.

2.3 Tranh chấp về việc bác bỏ quyền thừa kế

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế. Việc bác bỏ quyền thừa kế là việc những người được hưởng di sản thừa kế nhưng lại bị người khác yêu cầu Toà án xác định là không được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật Dân sự có quy định về những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế khi người để lại di sản biết rõ hành vi của người đó nhưng vẫn để cho họ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Vì những quy định không thống nhất và còn mang tính chủ quan cao như vậy nên dễ xảy ra những tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế.

2.4 Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản và thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế.

Theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người hưởng di sản thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người đã khuất để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di sản để lại đã được chia, mỗi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự thì người thừa kế di sản phải thực hiện một số các nghĩa vụ tài sản và thanh toán, trong đó có các khoản nợ mà người đã khuất để lại. Như vậy, đối với các khoản nợ của người vay tiền chết để lại thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản này nên tranh chấp về việc buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã khuất để lại xảy ra tương đối thường xuyên trong cuộc sống.

3. Công việc của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

3.1 Tư vấn giải quyết tranh chấp

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp liên quan đến tranh chấp về thừa kế để nhận diện và xác định chính xác quan hệ tranh chấp;
- Phân tích, đánh giá, nhận định cơ sở pháp lý ban đầu đối với yêu cầu của khách hàng trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn về chứng cứ và cơ sở chứng minh yêu cầu và cách thức thu thập chứng cứ liên quan đến vị trí của khách hàng trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để khách hàng lựa chọn giải quyết;
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án về thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục, án phí và các chi phí liên quan đến tranh chấp về thừa kế.

3.2 Hỗ trợ hoàn hiện hồ sơ

- Tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ điều chỉnh hồ sơ khởi kiện, bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu nếu đương sự là Nguyên đơn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, soạn thảo đơn trình bày ý kiến, đơn phản tố, bản tự khai, đơn yêu cầu nếu đương sự là Bị đơn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, soạn thảo bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu độc lập nếu đương sự tham gia là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp về thừa kế;
- Thu thập/yêu cầu thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp chứng cứ kèm đơn và cho Tòa án và hỗ trợ đương sự nộp các hồ sơ nêu trên tại Tòa án.

3.3. Đại diện hoặc/và cử luật sư bảo vệ quyền lợi tại Tòa án

- Tư vấn, giải thích về cơ chế đại diện tố tụng và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục ủy quyền cho đại diện tùy thuộc vào phạm vi khách hàng mong muốn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ yêu cầu luật sư bảo vệ;
- Ðại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo phạm vi ủy quyền bao gồm việc trình bày ý kiến; cung cấp chứng cứ; theo dõi tiến trình, thúc đẩy quá trình giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh; tham gia các buổi làm việc, phiên hoà giải, phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;

3.4. Đại diện yêu cầu thi hành án đối với việc tranh chấp di sản thừa kế

- Tư vấn pháp lý về thủ tục, chi phí thi hành án đối với Bản án/quyết định về tranh chấp về thừa kế;
- Cử đại diện yêu cầu thi hành bản án/quyết định có hiệu lực;
- Ðại diện tham gia tại cơ quan thi hành án;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ khách hàng theo bản án/quyết định về tranh chấp về thừa kế.

 

4. Phí dịch vụ luật sư trong tranh chấp về thừa kế

Chúng tôi căn cứ trên: i) yêu cầu của khách hàng; ii) tính chất và sự phức tạp của vụ việc; iii) thời gian và công sức cũng như kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn của Luật sư tham gia mà chúng đề xuất phí dịch vụ pháp lý cho tranh chấp về thừa kế trên nguyên tắc thỏa thuận và thống nhất giữa chúng tôi và khách hàng, cụ thể:
Chúng tôi sẽ thoả thuận với khách hàng một trong ba phương thức tính thù lao như sau:
- Tính phí trọn gói: Khoản phí cố định.
- Tính phí theo kết quả công việc: Khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên kết quả công việc đối với giá trị tài sản, hợp đồng hoặc dự án.
- Kết hợp hai hình thức tính phí nêu trên.
Ðể trao đổi thông tin liên quan đến tranh chấp về thừa kế và vấn đề về phí dịch vụ pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với luật sư của Văn phòng Luật sư để trao đổi trực tiếp để có mức phí hợp lý, chúng tôi không thu phí cuộc hẹn đầu tiên.
>>> Tham khảo "Chi phí thuê luật sư vấn pháp lý" 

 

co che tinh phi cua luat su
 

5. Lý do chọn Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động tranh tụng nói chung và giải quyết tranh chấp về thừa kế nói riêng. Được tập hợp bởi các Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. Các Luật sư có kỹ năng đầy đủ của một Luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế như: giao tiếp hiệu quả, tranh luận nhanh nhạy và sắc bén, nghiên cứu và phân tích vấn đề chính xác và sâu sắc, có kỹ năng đàm phán và thuyết phục..., chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tranh chấp về thừa kế và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện giải quyết tranh chấp về thừa kế với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tranh chấp về thừa kế trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ khách hàng. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.

 

ly do chon vpls luatsubaochua
 

 

6. Thông tin liên hệ với chúng tôi

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp về thừa kế, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về tranh chấp về thừa kế và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho [tên loại tranh chấp], chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý tranh chấp về thừa kế có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây