+ Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
- Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp và niêm yết tại UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;
- Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng cơ quan Công an, thì thời gian xác minh là 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp;
+ Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Hai bên nam nữ phải trực tiếp nộp hồ sơ. Trong trường hợp một bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy ủy quyền cho gười kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt, giấy ủy quyền phải được chứng thực hợp lệ.
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
+ Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
+ Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
✅ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.
✅ Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu (bản sao công chứng).
✅ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã/phường cấp.
✅ Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
✅ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
✅ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
✅ Giấy khám sức khỏe tâm thần chứng minh đủ năng lực kết hôn.
✅ Các giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.
( Và các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường hợp.)
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là một thủ tục phức tạp, đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ cả pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà bên nước ngoài mang quốc tịch. Vai trò của luật sư trong quá trình này không chỉ là tư vấn mà còn hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng, đúng quy định và tránh rủi ro pháp lý. Dưới đây là phân tích cụ thể về từng công việc của luật sư:
- Tư vấn điều kiện kết hôn theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật của cả hai quốc gia. Luật sư sẽ kiểm tra xem khách hàng có đáp ứng điều kiện về tuổi kết hôn, tình trạng hôn nhân (độc thân, đã ly hôn hợp pháp), năng lực hành vi dân sự hay không.
Trường hợp đặc biệt như công dân nước ngoài từng ly hôn hoặc có con riêng, luật sư sẽ tư vấn cách hợp pháp hóa tình trạng hôn nhân để tránh bị từ chối đăng ký kết hôn.
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm nhiều giấy tờ phức tạp như: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân nước ngoài. Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc thẻ cư trú của người nước ngoài. Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ điều kiện kết hôn. Giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường hợp.
Luật sư giúp khách hàng hiểu rõ từng loại giấy tờ cần thiết và tránh sai sót khi chuẩn bị hồ sơ.
- Soạn thảo đơn từ, công chứng theo quy định
Một số giấy tờ của người nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng tại Việt Nam để được công nhận hợp pháp.
Luật sư sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng quy trình, tránh bị cơ quan có thẩm quyền từ chối hồ sơ do thiếu dấu xác nhận hợp pháp hóa.
- Hỗ trợ thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định, hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thường được giải quyết tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú.
Luật sư sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng để đảm bảo tiến trình diễn ra thuận lợi.
Một số trường hợp đặc biệt có thể cần phỏng vấn tại Sở Tư pháp để xác minh tình cảm và động cơ kết hôn. Luật sư sẽ tư vấn cách trả lời phù hợp để tránh hiểu nhầm hoặc bị nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc hôn nhân.
- Hỗ trợ khi cần bổ sung hồ sơ
Nếu hồ sơ bị trả lại hoặc yêu cầu bổ sung do thiếu giấy tờ, luật sư sẽ nhanh chóng hướng dẫn khách hàng bổ sung để không bị kéo dài thời gian xử lý.
Trong trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn, luật sư có thể hỗ trợ khiếu nại hoặc đề xuất phương án giải quyết phù hợp.
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn hỗ trợ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội