Tư vấn quy trình và khả năng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Thứ ba - 07/11/2017 10:56
Quyền sở hữu trí tuệ có thể được chuyển giao và mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Là một đối tượng đặc thù, hoạt động chuyển giao này phải tuân thủ quy định với nhiều yêu cầu đặt ra. Trong đó, các bên cần lưu ý tìm hiểu về quy trình và khả năng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trước khi giao dịch.
Mục lục

1. Chủ thể có quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể có quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
-Với quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được quyền chuyển giao quyền tác giả/ quyền liên quan đến quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác. (Theo Điều 45, Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

- Với quyền sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. (Theo Điều 138, Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

- Với quyền đối với giống cây trồng: Chủ bằng bảo hộ giống cây có quyền chuyển giao quyền đối với giống cây trồng cho người khác. (Theo Điều 192, Điều 194 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, được bổ sung bởi khoản 75 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022)

2. Khi nào được phép chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ?

Trích dẫn từ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022, dưới đây là bảng các điều kiện cần khi chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

 
Điều kiện Nội dung cụ thể
Chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ Bên giao quyền phải là chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo việc chuyển giao đúng pháp luật.
Thời hạn và phạm vi bảo hộ Chuyển giao quyền phải được thực hiện trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp Việc chuyển giao không được gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời không vi phạm các quy định pháp luật liên quan.
Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp - Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi bảo hộ.
- Không được chuyển nhượng quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
- Tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng toàn bộ cơ sở kinh doanh liên quan.
- Không gây nhầm lẫn về nguồn gốc, đặc tính hàng hóa khi chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Người nhận quyền nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện đăng ký nhãn hiệu.
- Đối với sáng chế từ ngân sách nhà nước, chỉ chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.
Hạn chế chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp - Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
- Nhãn hiệu tập thể không được chuyển cho tổ chức, cá nhân ngoài thành viên của chủ sở hữu.
- Bên được chuyển quyền không được ký hợp đồng thứ cấp nếu không được phép.
- Bên nhận quyền phải ghi rõ trên sản phẩm rằng hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng nhãn hiệu.
- Bên nhận quyền độc quyền sáng chế phải sử dụng sáng chế như chủ sở hữu theo quy định pháp luật.
 

3. Quy trình chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

 

Các bước chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ tại Việt Nam

Bước 1: Xác minh chủ thể có quyền sử dụng
Trước khi chuyển giao, cần đảm bảo bên giao quyền là chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp tài sản trí tuệ. Điều này đòi hỏi bên giao quyền phải là chủ sở hữu hoặc đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với quyền tác giả, quyền sử dụng phát sinh tự động khi tác phẩm được sáng tạo. Tuy nhiên, đối với quyền sở hữu công nghiệp và quyền thương mại, việc đăng ký là bắt buộc để đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp.

Bước 2: Xác định phạm vi và lập hợp đồng chuyển giao
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng cần được xác định rõ ràng, bao gồm quyền độc quyền, không độc quyền, hoặc quyền sơ cấp, thứ cấp. Tiếp theo, các bên lập hợp đồng chuyển giao, trong đó nêu chi tiết các điều khoản, điều kiện và quyền lợi của cả hai bên. Hợp đồng phải được lập thành văn bản, có thể dưới dạng tài liệu độc lập hoặc đính kèm với hợp đồng khác, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực.

Bước 3: Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (đối với quyền sở hữu công nghiệp)
Đối với quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển giao phải được đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Mặc dù hợp đồng vẫn có hiệu lực giữa hai bên mà không cần đăng ký, việc đăng ký là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. Điều này giúp minh bạch hóa và bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong quá trình chuyển giao.

 

4. Các dịch vụ tư vấn quy trình và khả năng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ - VPLS Tô Đình Huy

 Đối với quyền sở hữu trí tuệ có giá trị cao, đối tượng là quyền sở hữu công nghiệp có tính phức tạp, tham vấn ý kiến chuyên gia pháp lý là yêu cầu cần thiết.
     Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp Dịch vụ Tư vấn quy trình và khả năng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ về các đối tượng được chuyển giao trong hai nhóm quyền: quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn các quyền chuyển giao cụ thể: chuyển nhượng toàn bộ, chuyển quyền sử dụng, các quyền không được chuyển giao; tư vấn các điều kiện hạn chế chuyển giao cụ thể;
- Xác định điều kiện đối với người, tổ chức nhận chuyển giao;
- Hình thức chuyển giao: hình thức hợp đồng, loại hợp đồng, yêu cầu công chứng phù hợp với từng đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể;
- Tư vấn cơ sở xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ; vấn đề thù lao cho tác giả;
- Tư vấn nội dung hợp đồng chuyển giao: thông tin các bên, căn cứ chuyển giao, giá, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;
- Tư vấn quy trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng chuyển giao, đảm bảo giá trị pháp lý, quyền lợi các bên;
- Đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan có thẩm quyền: hồ sơ đăng ký, trình tự thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời hạn và kết quả giải quyết hồ sơ;
- Tư vấn các quy định liên quan: hoạt động chuyển giao bắt buộc (li-xăng) đối với sáng chế, giống cây trồng.

 

5. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy

    Khác với các loại tài sản, hàng hóa thông thường, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi các bên phải hiểu rõ quy định về giao dịch và nghĩa vụ đối với cơ quan có thẩm quyền. Có như vậy, giá trị pháp lý của hoạt động chuyển giao được đảm bảo. Với đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi cam kết mang đến sự an toàn cho giao dịch, đáp ứng nhu cầu và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây