1. Thế nào là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp?
Khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đối với tài sản vô hình, cụ thể là các quyền về tài sản, trong đó phải kể đến quyền sở hữu trí tuệ bên mua cần xác định quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là quyền về đối tượng nào: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế,...
Bên mua cần kiểm tra việc bảo hộ và thời gian bảo hộ còn lại đối với đối tượng này. Trong trường hợp một số đối tượng phải đăng ký bảo hộ, bên mua cần kiểm tra quyền sở hữu của bên bán ghi nhận trên văn bằng bảo hộ. Với quyền sở hữu trí tuệ không cần đăng ký bảo hộ thì bên mua cần kiểm tra việc bên bán đáp ứng đủ các tiêu chí của một chủ sở hữu theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, bên mua cũng cần xác định tình trạng pháp lý hiện tại của quyền sở hữu trí tuệ. Điều này cũng tương tự như các tài sản hữu hình, đó là kiểm tra tình trạng tranh chấp của quyền sở hữu trí tuệ, một trong những cơ sở để cơ quan sở hữu trí tuệ từ chối các đơn liên quan đến vấn đề sở hữu là quyền sở hữu trí tuệ đó đang bị khiếu nại, tranh chấp bởi một bên thứ ba bất kỳ, việc tranh chấp có thể phát sinh trước hoặc sau khi đã có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tầm quan trọng của tài sản sở hữu trí tuệ trong các giao dịch M&A
Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tài sản sở hữu trí tuệ trong các giao dịch M&A, các vấn đề về tài sản SHTT đang ngày càng được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến tài sản SHTT có thể có ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch theo những khía cạnh dưới đây.
Việc quyền sở hữu tài sản SHTT quan trọng của công ty mục tiêu không được thể hiện rõ ràng có thể làm giảm giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Những hạn chế trong thỏa thuận liên quan quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng của công ty mục tiêu có thể gây khó khăn trong quá trình giao dịch.
Những vấn đề trong các thỏa thuận lao động có thể sẽ dẫn đến các yêu cầu bổ sung liên quan đến một số tài liệu như một điều kiện tiên quyết để hoàn thành giao dịch. Những thiếu sót như vậy có thể liên quan đến các thỏa thuận tuyển dụng có các điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc có chứa các điều khoản SHTT liên quan đến quyền sở hữu tài sản SHTT hoặc sử dụng các tài sản SHTT do nhân viên của doanh nghiệp tạo ra trong quá trình làm việc của họ tại doanh nghiệp.
Việc thiếu các tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhất định có thể khiến bên mua phải nỗ lực thực hiện các hoạt động ngay sau khi kết thúc giao dịch để cải thiện chiến lược sở hữu trí tuệ và bảo vệ doanh nghiệp.
Trong các giao dịch M&A liên quan đến sở hữu trí tuệ, những vấn đề như trên có thể ảnh hưởng đến quyết định của bên bán và bên mua về cấu trúc cũng như giá trị của giao dịch.
>> Tham khảo chi phí thuê luật sư tư vấn pháp lý
2. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một tài liệu pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được chuyển giao một cách hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
Nội dung của Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Thông tin các bên: Hợp đồng cần ghi rõ thông tin của bên chuyển nhượng (bên sở hữu) và bên nhận chuyển nhượng (bên nhận quyền).
Mô tả quyền sở hữu trí tuệ: Chi tiết về các tài sản trí tuệ chuyển giao, bao gồm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bản quyền, hoặc bí mật kinh doanh.
Xác định quyền và nghĩa vụ: Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của từng bên liên quan, chẳng hạn như quyền sử dụng, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.
Giá trị tài sản trí tuệ: Thỏa thuận về giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và phương thức thanh toán, bao gồm cả phương pháp định giá và thời gian thanh toán.
Thủ tục chuyển giao: Quy trình và các bước cụ thể để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc chuyển giao hồ sơ, chứng từ và các tài liệu liên quan.
Thời gian hiệu lực: Thời gian và hiệu lực của hợp đồng, bao gồm thời điểm bắt đầu và kết thúc quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo mật và bảo vệ quyền lợi: Cam kết bảo mật thông tin và các điều khoản bảo vệ quyền lợi của các bên, bao gồm quyền giải quyết tranh chấp và xử lý xung đột.
Trách nhiệm pháp lý: Ghi nhận trách nhiệm pháp lý của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, đồng thời quy định các điều khoản xử lý khi có vi phạm.
Ý nghĩa của Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Bảo vệ quyền lợi pháp lý cho cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Đảm bảo rằng tài sản trí tuệ được sử dụng đúng mục đích và mang lại giá trị cho doanh nghiệp sau khi sáp nhập.
Giảm thiểu rủi ro pháp lý và tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Tăng cường sự minh bạch và rõ ràng trong các giao dịch M&A, giúp quá trình mua bán diễn ra thuận lợi hơn.
3. Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Để đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ một cách thuận lợi, giúp quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra đúng tiến độ thì việc soạn thảo Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ vô cùng quan trọng.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Soạn thảo Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành, gồm:
- Tư vấn pháp lý về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
- Tư vấn về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Tư vấn các nội dung của Hợp đồng (căn cứ chuyển giao, phạm vi chuyển giao, phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, …) theo từng loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau;
- Tư vấn, hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục định giá tài sản sở hữu trí tuệ trong trường hợp tài sản sở hữu được chuyển giao chưa được định giá;
Quy trình thực hiện công việc gồm các bước sau:
- Xác định tình trạng pháp lý của quyền sở hữu trí tuệ được chuyển nhượng;
- Tư vấn xác định giá trị pháp lý và tiềm năng của quyền sở hữu trí tuệ cụ thể;
- Tư vấn khả năng được chuyển nhượng của quyền sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn điều kiện chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ trong từng trường hợp cụ thể;
- Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Rà soát hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ do Khách hàng cung cấp;
- Hỗ trợ, đại diện Khách hàng, trung gian tham gia đàm phán hợp đồng;
- Chỉnh sửa hợp đồng theo kết quả đàm phán;
- Tư vấn/soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi, đốc thúc việc ký kết hợp đồng theo tiến độ;
- Hỗ trợ Khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan (nếu có).
>>Tham khảo bảng giá luật sư soạn thảo hợp đồng
4. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy
Với những luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật doanh nghiệp, Văn phòng luật sư Tô Đình Huy sẽ mang đến cho quý Khách hàng sự tư vấn, hỗ trợ đắc lực để thực hiện chuyển giao thành công quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới hoàn thành tốt đẹp quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY
Trụ sở: A10-11 Toà nhà Centana, Số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283. 8991104/ Fax: 0283. 8991104
Di động: 0909160684 hoặc 090 7676470
Email: info@luatsuhcm.com/ lsphung@luatsuhcm.com
Chúng tôi trên mạng xã hội