1, Quy định pháp luật về nhãn hiệu
1.1. Phân loại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Căn cứ vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu chia làm hai loại:
- Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Ví dụ: nhãn hiệu “Măng cục Lái Thiêu”, “Chè Thái Nguyên”,…
- Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: nhãn hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Sản phẩm chất lượng Hà Nam”,…
Ngoài ra, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ mới nhất còn có thêm vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đây là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, đối với Quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng thì được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Điều kiện chung để nhãn hiệu được bảo hộ là khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, khi nhãn hiệu thuộc một trong số hoặc tất cả các đặc tính sau đây thì thuộc nhãn hiệu nổi tiếng:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
1.4. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Các hành vi thực hiện mà không xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ bị xem là xâm phạm, bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2, Vì sao cần Luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý, giải quyết nhiều vấn đề liên quan sẽ giúp đương sự tư vấn và tham gia thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến nhãn hiệu: Các vấn đề pháp lý rất phức tạp và thay đổi liên tục riêng đối với Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay đang được sửa đổi bổ sung khá nhiều và khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, các cá nhân hoặc doanh nghiệp đôi khi không thể hiểu hết các quy định, thủ tục hay quyền lợi của mình. Việc thuê luật sư tư vấn giúp bạn nhận được những thông tin chính xác, rõ ràng về vấn đề pháp lý mà bạn đang gặp phải.
- Hạn chế rủi ro pháp lý: Một luật sư có trình độ chuyên môn về sở hữu trí tuệ sẽ giúp bạn hiểu đúng và đủ các quy định pháp luật, tránh được những sai sót có thể gây thiệt hại trong các giao dịch hoặc tranh chấp về nhãn hiệu.
- Tư vấn giải pháp tối ưu giải quyết tranh chấp nhãn hiệu: Ngoài ra, khi đối mặt với tranh chấp hoặc các vấn đề pháp lý, nhiều người có thể cảm thấy bối rối, không biết phải làm gì hoặc bắt đầu từ đâu. Luật sư tư vấn sẽ giúp tìm ra hướng giải quyết tối ưu và nhanh chóng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình.
- An toàn và tiết kiệm thời gian: Bằng cách tham khảo ý kiến của luật sư, bạn có thể nhanh chóng xác định các phương án giải quyết vấn đề. Họ cũng giúp tối ưu hóa lợi ích, bảo vệ quyền lợi của bạn trong các tình huống như ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu các rủi ro pháp lý.
3, Thủ tục giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại Tòa án
Quy trình thực hiện giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại Tòa án về cơ bản sẽ có những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Đơn khởi kiện:
+ Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện, khi nhận được đơn Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn.
Bước 3: Tòa án xem xét và tiến hành thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
Bước 4: Hòa giải tại Tòa án
Bước 5: Chuẩn bị phiên tòa và xét xử sơ thẩm
Về cơ bản, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thuộc tranh chấp dân sự nên các quy trình tương đương với các tranh chấp dân sự khác.
4, Công việc của Văn phòng luật sư Tô Đình Huy
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bao gồm các công việc như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan mà khách hàng cung cấp, từ đó phân tích, đánh giá, nhận định cơ sở pháp lý đối với các yêu cầu của khách hàng;
- Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để lựa chọn giải quyết;
- Đại diện hoặc/và cử Luật sư bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên trong các buổi đàm phán, thương lượng, hòa giải;
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Tòa án, chúng tôi sẽ:
- Tư vấn, soạn thảo, đại diện nộp hồ sơ khởi kiện cho nguyên đơn;
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp chứng cứ kèm đơn cho Tòa án;
- Đại diện cho một trong các bên tham gia tố tụng tại Tòa án các cấp;
- Cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho một trong các bên tranh chấp.
Khi sự việc kết thúc bằng bản án/quyết định có hiệu lực, chúng tôi sẽ cử đại diện yêu cầu thi hành bán án, đại diện tham gia tại cơ quan thi hành án và thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ các bên theo bản án/quyết định.
Với sự chuyên nghiệp và uy tín, tin rằng dịch vụ của chúng tôi sẽ đem đến cho Quý khách hàng sự hài lòng cao nhất; đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất.
5, Thông tin liên hệ
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn quyết tranh chấp nhãn hiệu nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn quyết tranh chấp nhãn hiệu, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm bài viết: "Giải quyết tranh chấp về quyền tác giải"
Chúng tôi trên mạng xã hội