1. Sự khác nhau giữa kháng cáo và kháng nghị
Theo quy định pháp luật hiện nay, kháng cáo và kháng nghị đều là thủ tục nhằm yêu cầu Tòa án xem xét lại bản án, quyết định đã ban hành. Nhưng hai khái niệm nay có nhiều điểm khác biệt quan trọng dễ gây nhầm lẫn.
a. Ai có quyền thực hiện?
Kháng cáo do đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, các Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện trong vụ án thực hiện (Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan,…) được quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015
Trong khi đó, kháng nghị do cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện (Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền)
b. Về mục đích thực hiện
Thực hiện kháng cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, yêu cầu tòa cấp trên xem xét lại vụ án.
Còn khi thực hiện kháng nghị nhằm đảm bảo tính đúng đắn của pháp luật, yêu cầu xem xét lại bản án hoặc quyết định để khắc phục sai sót, bảo vệ quyền và lợi ích theo quy định pháp luật.
c. Khi nào được thực hiện?
Kháng cáo chỉ áp dụng đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Kháng nghị là có thể áp dụng cả với bản án, quyết định chưa có hiệu lực (kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm) và bản án, quyết định đã có hiệu lực (kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm).
d. Thẩm quyền giải quyết
Kháng cáo được xét xử theo thủ tục phúc thẩm tại Tòa án cấp trên trực tiếp.
Kháng nghị là có thể được xem xét theo các thủ tục bao gồm: phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm, tùy vào tình trạng của bản án, quyết định.
Vậy nên, điểm quan trọng để phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị là chủ thể thực hiện, mục đích và phạm vi của việc xem xét lại bản án, quyết định.
Có thể hiểu kháng cáo là một thủ tục pháp lý cho phép các bên trong vụ án đề nghị tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án sơ thẩm hoặc các quyết định khác của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật. Quá trình này giúp đảm bảo tính công bằng và khách quan trong hệ thống tư pháp.
>> Tham khảo bài viết: Luật sư phúc thẩm
2. Thời hạn kháng cáo là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 206 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hạn kháng cáo tương đối giống nhau cụ thể:
Dưới đây là bảng tổng hợp quy định về thời hạn kháng cáo theo từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp kháng cáo |
Thời hạn |
Cách tính thời hạn |
Kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực |
15 ngày |
Tính từ ngày Tòa án sơ thẩm tuyên án. Nếu đương sự vắng mặt, tính từ ngày họ nhận được bản án, quyết định. |
Kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án sơ thẩm |
07 ngày |
Tính từ ngày chủ thể nhận được quyết định của Tòa án. |
Kháng cáo qua dịch vụ bưu chính |
Theo thời hạn chung |
Ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên phong bì gửi đơn. |
Người kháng cáo đang bị tạm giữ, tạm giam |
Theo thời hạn chung |
Ngày kháng cáo là ngày làm đơn, có xác nhận của người có thẩm quyền tại trại tạm giam, nhà tạm giữ. |
Kháng cáo quá hạn vì lý do chính đáng |
Xét từng trường hợp |
Được xem xét chấp nhận nếu có lý do hợp lý như thiên tai, bệnh tật, sự kiện bất khả kháng,... |
Bảng trên giúp dễ dàng so sánh các trường hợp kháng cáo và thời hạn áp dụng. Để biết thêm các thông tin cụ thể cho trường hợp riêng biết hãy liên hệ luật sư để được tư vấn chi tiết và kịp thời.
>> Tham khảo bài viết: Bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm
3. Nội dung đơn kháng cáo
a. Quy định của pháp luật về đơn kháng cáo
- Đối với đơn kháng cáo trong vụ việc dân sự được quy định tại khoản 1 điều 272 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hành chính được quy định tại khoản 1 điều 205 của Luật tố tụng hành chính
“1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.”
Đơn kháng cáo phải đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản như thông tin cá nhân, phạm vi kháng cáo, lý do và yêu cầu kháng cáo. Việc tuân thủ đúng quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người kháng cáo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xem xét và giải quyết vụ việc một cách khách quan, đúng pháp luật.
Đối với vụ án hình sự, nội dung đơn kháng cáo được quy định tại khoản 2 điều 332 Bộ luật tố tụng Hình sự
“2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.”
Đơn kháng cáo trong vụ án hình sự cũng yêu cầu các thông tin cơ bản, cụ thể bảo vệ quyền lợi của người kháng cáo và đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình xét xử phúc thẩm
b. Các lưu ý đối với đơn kháng cáo
- Chủ thể có quyền làm đơn kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng (Có thể tự mình làm đơn, phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.)
- Đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định
- Các tài liệu kèm theo đơn kháng cáo: Tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho nội dung kháng cáo.
- Nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm, tòa án này sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo. Nếu nộp tại Tòa án cấp phúc thẩm, tòa án sẽ chuyển về Tòa án sơ thẩm để xử lý.
4. Dịch vụ soạn thảo đơn kháng cáo
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp Dịch vụ soạn đơn kháng cáo, bao gồm:
- Tiếp nhận và đánh giá hồ sơ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn về căn cứ, điều kiện để thực hiện kháng cáo.
- Hướng dẫn thủ tục tạm ứng án phí khi thực hiện kháng cáo.
- Soạn thảo, điều chỉnh nội dung đơn kháng cáo đảm bảo chặt chẽ và hợp pháp.
- Rà soát, hoàn thiện đơn kháng cáo trước khi nộp.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình nộp đơn theo đúng quy định pháp luật.
Dịch vụ giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi và thực hiện thủ tục kháng cáo một cách chính xác, hiệu quả.
5. Phí soạn thảo đơn kháng cáo, đơn đề nghị xem xét kháng nghị
Bảng phí dịch vụ soạn thảo đơn kháng cáo, đơn đề nghị xem xét kháng nghị:
Loại đơn |
Chi tiết |
Chi phí dịch vụ |
Đơn kháng cáo |
Soạn thảo đơn kháng cáo cơ bản |
Từ 3.000.000 đồng |
Đơn kháng cáo chi tiết |
Phân tích chi tiết nội dung và lập luận bảo vệ (áp dụng cho hồ sơ dưới 50 trang) |
Từ 5.000.000 đồng |
Đơn đề nghị xem xét kháng nghị |
Đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục thông thường |
Từ 3.000.000 đồng |
Đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm |
Dành cho các vụ án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng |
Từ 7.000.000 đồng |
Trường hợp đặc biệt |
Nếu vụ việc phức tạp hoặc hồ sơ trên 50 trang, Luật sư sẽ báo phí cụ thể sau khi nghiên cứu hồ sơ |
Thỏa thuận |
Lưu ý: Phí dịch vụ có thể thay đổi tùy theo tính chất vụ việc và khối lượng công việc cần xử lý. Vui lòng liên hệ luật sư để biết chi tiết khoản phí cho vụ việc.
6. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ tư vấn thủ tục kháng cáo, kháng nghị, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn thủ tục kháng cáo nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn thủ tục kháng cáo, kháng nghị, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
A. Mẫu đơn kháng cáo Dân sự
Mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ...............................................................................
Người kháng cáo: (2) .......................................................................................................................
Địa chỉ: (3) ......................................................................................................................................
Số điện thoại:………………………………/Fax:..............................................................................
Địa chỉ thư điện tử.........................................................................(nếu có)
Là:(4)...............................................................................................................................................
Kháng cáo: (5).................................................................................................................................
Lý do của việc kháng cáo:(6)............................................................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)........................................................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)................................................
1. ............................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................. .............................................................................
2...............................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
3..............................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-DS:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
B. Mẫu đơn kháng cáo hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Toà án nhân dân (1).............................................................................
Người kháng cáo: (2) ..................................... Sinh năm.....................................
Địa chỉ: (3) ...........................................................................................................
..............................................................................................................................
Là: (4) ..................................................................................................................
Kháng cáo: (5).......................................................................................................
...............................................................................................................................
Lý do của việc kháng cáo: (6)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết những vấn đề sau đây: (7)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)
1. ............................................................................................................................
2. ............................................................................................................................
3...........................................................................................................................
Người kháng cáo (9)
(Ký tên hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo về hình sự:
(1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
- Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnhX );
- Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo
- Đối với cá nhân, thì ghi họ và tên, năm sinh của cá nhân đó;
- Đối với người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của cá nhân (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T);
- Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo
Ví dụ: Ghi rõ là Bị cáo, Người bị hại, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan……..trong vụ án hình sự……….ghi rõ, vụ án gì, ví dụ: “ Trộm cắp tài sản” “ Cố ý gây thương tích”………
(5) Ghi cụ thể ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm
- Trường hợp kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ghi kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, vụ án gì, ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm ví dụ; Kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Trộm cắp tài sản” ngày 23/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T
- Trường hợp kháng cáo một phần bản án thì ghi rõ kháng cáo phần nào của bản án, ví dụ: kháng cáo phần bồi thường thiệt hại của Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” ngày 29/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo : căn cứ kháng cáo
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết ví dụ như :
- Yêu cầu giảm mức hình phạt
- Yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại.
- ………………………………
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:
- Biên lai, giấy biên nhận…;
- Bản sao giấy khai sinh….
(9) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó;
- Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. /.
Chúng tôi trên mạng xã hội