Luật sư tranh tụng đóng vai trò rất quan trọng trong một vụ việc tranh chấp ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại hoặc hành chính. Việc cần một luật sư tranh tụng khi xảy ra tranh chấp là vô cùng cần thiết bởi khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp đòi hỏi kiến thức pháp lý chuyên sâu, hoặc khi bên đối phương có luật sư bào chữa hoặc để giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
- Luật sư tranh tụng hiểu rõ các quy định pháp luật: nắm vững quy trình tố tụng, từ khâu khởi kiện, điều tra, xét xử đến khi có bản án cuối cùng. Họ giúp khách hàng tuân thủ các thủ tục pháp lý, tránh những sai sót có thể dẫn đến bất lợi trong quá trình tố tụng.
- Đại diện tham gia và bảo vệ thân chủ tại Tòa án: luật sư tranh tụng có kỹ năng thuyết phục, tranh luận được đào tạo và có kinh nghiệm trong nhiều vụ việc sẽ giúp bảo vệ được quyền và lợi ích của khách hàng.
- Hỗ trợ về mặt tâm lý và tư vấn: luật sư tranh tụng không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý mà còn hỗ trợ tâm lý cho khách hàng trong quá trình tố tụng. Họ giúp khách hàng hiểu rõ tình hình pháp lý và đưa ra các lời khuyên phù hợp.
Xét về công việc, một luật sư tranh tụng sẽ thực hiện những công việc và nhiệm vụ khác nhau khi đảm nhận một vụ án sẽ bao gồm:
- Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, xác định các vấn đề pháp lý liên quan và đánh giá cơ hội thắng kiện. Dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, luật sư sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn.
- Thu thập chứng cứ: Luật sư sẽ xác định những chứng cứ quan trọng, sắp xếp, bảo quản để chứng minh cho các lập luận của khách hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ và lên kế hoạch tranh tụng: Luật sư sẽ xây dựng một chiến lược tranh tụng cụ thể, bao gồm các bước tiến hành vụ án, các luận điểm chính và cách thức trình bày trước tòa. Đồng thời, soạn thảo các văn bản pháp lý và chuẩn bị hoàn chỉnh bộ hồ sơ.
- Đại diện khách hàng: tham gia các phiên toà, trình bày luận điểm, phản bác các lập luận của đối phương.
- Thương lượng, đàm phán: Luật sư sẽ đưa ra các biện pháp hòa giải khi xét thấy có thể đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy, việc chọn luật sư mang lại rất nhiều lợi ích và cần thiết khi xảy ra tranh chấp dẫn đến khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Làm cách nào để đánh giá một luật sư tranh tụng sẽ mang đến sự thành công trong vụ kiện, tức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tốt nhất? Vậy thì cần phải xét đến việc một luật sư tranh tụng cần có những kỹ năng cần thiết bao gồm:
- Kỹ năng khởi kiện vụ án: Thực hiện tốt kỹ năng khởi kiện vụ án là tạo tiền đề thực hiện tốt các kỹ năng khác trong quá trình tham gia tranh tụng vụ án dân sự, Luật sư cần nắm vững các kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng xác định điều kiện khởi kiện; tiếp xúc, trao đổi với khách hàng; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện và tư vấn khiếu nại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện.
- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ: Đây là hoạt động giúp Luật sư nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ của vụ án, các yêu cầu, ý kiến, luận điểm của các đương sự trong vụ án, các hoạt động tố tụng và quyết định tố tụng của Tòa án, xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng. Trên cơ sở đó, Luật sư xác định phương án giải quyết vấn đề, thực hiện các công việc cần thiết để củng cố chứng cứ, xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình;
- Kỹ năng thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ: Những công việc cần thiết Luật sư thực hiện trong hoạt động này là:
(1) Xác định được vai trò, vị trí của hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh giải quyết các tranh chấp dân sự - định hướng nhận thức;
(2) Kiểm tra, xác định đối tượng chứng minh và trọng tâm vấn đề cần chứng minh - định hướng hoạt động;
(3) Kiểm tra, xác định chứng cứ;
(4) Xác định các thời điểm thu thập chứng cứ: thu thập chứng cứ trước khi khách hàng khởi kiện; thu thập chứng cứ trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và thu thập chứng cứ ở cấp phúc thẩm;
(5) Xác định và lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp.
- Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm: Những công việc chuẩn bị cần thiết tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm:
(1) Kiểm tra và sắp xếp lại hồ sơ vụ án,
(2) Kiểm tra lại việc triệu tập những người tham gia phiên tòa,
(3) Dự liệu tình huống phát sinh tại phiên tòa,
(4) Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, xác định lại nội dung trọng tâm, cụ thể cần phải giải quyết tại phiên tòa,
(5) Chuẩn bị các văn bản pháp luật và điều kiện vật chất cần thiết,
(6) Xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên tòa
(7) Chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.
- Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ thẩm: trong phần tranh tụng Luật sư cần nắm vững quy định của pháp luật về nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, đồng thời lựa chọn cho mình cách ứng xử và xử lý phù hợp cho các tình huống tố tụng ở từng phiên tòa cụ thể
Ngoài ra, trong thủ tục tục tố tụng còn rất nhiều nội dung khác nhau, tương ứng với mỗi quá trình Luật sư tranh tụng phải có kỹ năng và thực hiện một cách phù hợp. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn thì Luật sư tranh tụng giỏi cũng phải cần những kỹ năng mềm như kỹ năng tranh luận; phản bác, kỹ năng phân tích, tổng hợp; kỹ năng giao tiếp, thuyết phục,...
Như vậy, xem xét đánh giá luật sư tranh tụng uy tín, giỏi cần dựa trên học thuật, kinh nghiệm làm việc và mức độ chuyên nghiệp của những kỹ năng trên. Tại Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy sở hữu đội ngũ luật sư được đào tạo bài bản, có kiến thức pháp lý, kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tranh tụng sâu rộng đã tư vấn hỗ trợ và đại diện tham gia tố tụng rất nhiều vụ sẽ giúp khách hàng giải quyết tranh chấp hiệu quả.
Tác giả: Quyên Phạm Bảo
Chúng tôi trên mạng xã hội