1, Các dạng tranh chấp thừa kế
1.1 Tranh chấp về di sản thừa kế
Tranh chấp về di sản thừa kế được phát sinh từ việc yêu cầu chia tài sản người đã khuất của các đương sự trong vụ án thừa kế.
Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn giữa những người thừa kế trong việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà người chết đã để lại cho từng người có quyền hưởng thừa kế sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài sản của người đã chết để lại.
Tranh chấp về di sản thừa kế có đặc điểm sau:
- Chủ thể tham gia tranh chấp về di sản thừa kế là người thừa kế hoặc các chủ thể khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Đối tượng của tranh chấp về di sản thừa kế là phần tài sản thừa kế mà người đã khuất để lại.
- Tính chất của tranh chấp về di sản thừa kế là xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa những người được thừa kế di sản.
- Nguyên nhân của tranh chấp về di sản thừa kế là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất và gây ra cảm giác bất công cho những người trong cuộc.
1.2 Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế
Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người trong quan hệ thừa kế. Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế thường xảy ra ở 02 trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc và những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
- Người lập di chúc lập di chúc theo tâm nguyện của mình. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, có một số đối tượng sẽ được hưởng 1 phần di sản thừa kế nhất định (2/3 một suất thừa kế), cụ thể là: Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Tuy nhiên, việc xác định 2/3 một suất thừa kế không hề đơn giản vì phải xác định được chính xác những người được thừa kế theo pháp luật. Do đó vì sự khó xác định và không thống nhất này nên dẫn đến tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế.
- Tranh chấp giữa những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật:
Trường hợp này thường xảy ra khi người đã khuất không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc bị xem là vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp trong trường hợp này là do không có di chúc để lại nên những người được thừa kế thừa phát sinh tranh chấp trong việc xác định người thừa kế và xác định người bị truất quyền thừa kế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nếu người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều và chia theo hàng thừa kế.
Bên cạnh đó, việc quy định con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi ở hàng thừa kế thứ nhất rất khó xác nhận nếu không có căn cứ rõ ràng. Liệu những người đến nhận là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi thì làm sao để xác thực thông tin? Hay họ chỉ cần đến xác nhận là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi là sẽ được chấp nhận.
1.3 Tranh chấp về việc bác bỏ quyền thừa kế
Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế là loại tranh chấp phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của các đương sự trong vụ tranh chấp thừa kế. Việc bác bỏ quyền thừa kế là việc những người được hưởng di sản thừa kế nhưng lại bị người khác yêu cầu Toà án xác định là không được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật Dân sự có quy định về những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế khi người để lại di sản biết rõ hành vi của người đó nhưng vẫn để cho họ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Vì những quy định không thống nhất và còn mang tính chủ quan cao như vậy nên dễ xảy ra những tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế.
1.4 Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản và thanh toán các khoản chi từ di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người hưởng di sản thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người đã khuất để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di sản để lại đã được chia, mỗi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự thì người thừa kế di sản phải thực hiện một số các nghĩa vụ tài sản và thanh toán, trong đó có các khoản nợ mà người đã khuất để lại. Như vậy, đối với các khoản nợ của người vay tiền chết để lại thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản này nên tranh chấp về việc buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã khuất để lại xảy ra tương đối thường xuyên trong cuộc sống.
2, Vai trò của luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế
Khi đảm nhận một vụ việc, các luật sư giải quyết tranh chấp sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, họ đóng vai trò rất quan trọng với nhiều việc như:
- Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, xác định các vấn đề pháp lý liên quan và đánh giá cơ hội thắng kiện. Dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, luật sư sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn.
- Thu thập chứng cứ: Luật sư sẽ xác định những chứng cứ quan trọng, sắp xếp, bảo quản để chứng minh cho các lập luận của khách hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ: Luật sư sẽ chuẩn bị các bước tiến hành vụ án, các luận điểm chính và cách thức trình bày trước tòa. Đồng thời, soạn thảo các văn bản pháp lý và chuẩn bị hoàn chỉnh bộ hồ sơ.
- Đại diện khách hàng: tham gia các phiên toà, trình bày luận điểm, phản bác các lập luận của đối phương.
- Thương lượng, đàm phán: Luật sư sẽ đưa ra các biện pháp hòa giải khi xét thấy có thể đạt kết quả tốt hơn.
3. Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừ kế tại Tòa án cơ bản bao gồm những bước sau:
-
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
-
Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện
-
Bước 3: Thụ lý vụ án
-
Bước 4: Tiến hành hòa giải
-
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
-
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Theo đó, đây chỉ là sơ lược những thủ tục trước khi tiến hành xét xử sơ thẩm, ngoài ra khi thực hiện khởi kiện, người khởi kiện còn phải trải qua và thực hiện rất nhiều công việc trong và sau quá trình xét xử sơ thẩm.
4. Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế
Dưới đây là bảng hoàn thành với các dịch vụ và chi phí tham khảo trong việc thuê luật sư giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế. Các chi phí này có thể thay đổi tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc và các yếu tố khác:
STT
|
DỊCH VỤ
|
CHI PHÍ
|
1
|
Tư vấn pháp lý về thừa kế
|
-
|
Tư vấn trực tiếp
|
500.000 đồng/giờ
|
-
|
Tư vấn bằng văn bản
|
800.000 đồng/trang
|
2
|
Soạn đơn khởi kiện
|
Từ 3.000.000 đồng/hồ sơ
|
3
|
Đại diện tham gia tranh tụng tại tòa
|
-
|
Tòa án cấp sơ thẩm
|
Từ 25.000.000 đồng
|
-
|
Tòa án cấp phúc thẩm
|
Từ 15.000.000 đồng
|
4
|
Soạn thảo và tư vấn di chúc
|
Từ 3.000.000 đồng bao gồm phí công chứng
|
5
|
Tính phí theo kết quả công việc
|
Khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên kết quả công việc đối với giá trị tài sản, hợp đồng hoặc dự án.
|
5, Công việc của Văn phòng luật sư Tô Đình Huy
5.1 Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp liên quan đến tranh chấp về thừa kế để nhận diện và xác định chính xác quan hệ tranh chấp;
- Phân tích, đánh giá, nhận định cơ sở pháp lý ban đầu đối với yêu cầu của khách hàng trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn về chứng cứ và cơ sở chứng minh yêu cầu và cách thức thu thập chứng cứ liên quan đến vị trí của khách hàng trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để khách hàng lựa chọn giải quyết;
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án về thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục, án phí và các chi phí liên quan đến tranh chấp về thừa kế.
5.2 Hỗ trợ hoàn hiện hồ sơ
- Tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ điều chỉnh hồ sơ khởi kiện, bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu nếu đương sự là Nguyên đơn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, soạn thảo đơn trình bày ý kiến, đơn phản tố, bản tự khai, đơn yêu cầu nếu đương sự là Bị đơn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, soạn thảo bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu độc lập nếu đương sự tham gia là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp về thừa kế;
- Thu thập/yêu cầu thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp chứng cứ kèm đơn và cho Tòa án và hỗ trợ đương sự nộp các hồ sơ nêu trên tại Tòa án.
5.3. Đại diện hoặc/và cử luật sư bảo vệ quyền lợi tại Tòa án
- Tư vấn, giải thích về cơ chế đại diện tố tụng và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục ủy quyền cho đại diện tùy thuộc vào phạm vi khách hàng mong muốn trong tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ yêu cầu luật sư bảo vệ;
- Ðại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo phạm vi ủy quyền bao gồm việc trình bày ý kiến; cung cấp chứng cứ; theo dõi tiến trình, thúc đẩy quá trình giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh; tham gia các buổi làm việc, phiên hoà giải, phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
5.4. Đại diện yêu cầu thi hành án đối với việc tranh chấp di sản thừa kế
- Tư vấn pháp lý về thủ tục, chi phí thi hành án đối với Bản án/quyết định về tranh chấp về thừa kế;
- Cử đại diện yêu cầu thi hành bản án/quyết định có hiệu lực;
- Ðại diện tham gia tại cơ quan thi hành án;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ khách hàng theo bản án/quyết định về tranh chấp về thừa kế.
6, Thông tin liên hệ chúng tôi
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
Chúng tôi trên mạng xã hội