Luật sư tư vấn đình công cho người lao động

Thứ hai - 22/05/2017 21:40
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công là quyền của người lao động theo quy định tại Điều 5 Bộ Luật lao động. Tuy nhiên, quyền này được thực hiện trong khuôn khổ những điều kiện bắt buộc.
Luật sư tư vấn đình công cho người lao động
Luật sư tư vấn đình công cho người lao động
Mục lục


1. Khái niệm về đình công


Pháp luật lao động Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về đình công. Tuy nhiên dựa vào các quy định của pháp luật ta có thể đưa ra định nghĩa khái quát về đình công như sau :
Đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách cùng nhau nghỉ việc nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động. 
Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật, nhất là đòi thỏa mãn những yêu sách của người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc và những đảm bảo xã hội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, do phạm vi ảnh hưởng rất lớn của đình công đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như với xã hội mà quyền đình công này phải được giới hạn trong một khuôn khổ pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.


2. Đặc điểm của đình công


Thứ nhất, đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động:
Ngừng việc nói ở đây là sự đơn phương ngừng hẳn công việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động.

Thứ hai, đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức:
 Tính tổ chức trong đình công thể hiện ở chỗ: việc quyết định đình công, thủ tục chuẩn bị đình công, tiến hành đình công, giải quyết đình công đều do đại diện của tập thể lao động và công đoàn tiến hành. Ngoài tổ chức công đoàn, không ai có quyền đứng ra tổ chức đình công.

Thứ ba, đình công chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp.
Giới hạn phạm vi đình công trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ tranh chấp mà một bên là tập thể lao động của cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình công.
Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.
Sự tham gia hưởng ứng của những người khác không có liên quan đến tranh chấp lao động tập thể, không thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.


3. Phân loại đình công


Việc phân loại đình công giúp cho quá trình giải quyết đình công được nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sản xuất và đời sống của người lao động cũng như đối với nền kinh tế xã hội nói chung.
Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công ta có đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định. như vậy, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công.
Căn cứ vào phạm vi đình công có thể phân thành đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, đình công toàn ngành. Đình công doanh nghiệp là những cuộc đình công do tập thể người lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. Đình công bộ phận là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành. Đình công toàn ngành là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi một ngành trên toàn quốc tiến hành.
Pháp luật nước ta chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong phạm vi doanh nghiệp (đình công doanh nghiệp và đình công bộ phận) là hợp pháp.


4. Trình tự, thủ tục tiến hành đình công


Sau khi hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể mà tập thể người lao động không nhất trí với quyết định của trọng tài thì họ có quyền đình công.

Về nguyên tắc, đình công được thừa nhận là quyền của những người lao động. Tuy nhiên, trong thực tế có những nhóm người lao động lại không được thực hiện quyền này. Việc giới hạn phạm vi quyền đình công phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đình công bị cấm trong những doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng. Bởi vì, nếu cho phép những doanh nghiệp này đình công sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền lợi chính đáng của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp không được đình công nói trên, pháp luật quy định các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan phải có chế độ định kỳ làm việc với doanh nghiệp này, thường xuyên nắm tình hình và lắng nghe ý kiến của hai bên tập thể người lao động và người sử dụng lao động. trong trường hợp cá biệt, nếu xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì vẫn theo các thủ tục hòa giải và trọng tài. Trong trường hợp một trong hai bên không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì vụ việc sẽ do tòa án nhân dân giải quyết.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp không thuộc diện cấm đình công thì trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc ảnh hưởng đến an ninh công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công.
Theo quy định hiện hành pháp luật nước ta, việc đình công phải tuân theo các bước sau đây:

Bước 1, Đề nghị việc đình công:
Việc đình công được đề nghị bởi thập thể người lao động hoặc theo quyết định của ban chấp hành công doàn cơ sở.
Nếu việc đình công do tập thể người lao động đề nghị chỉ đặt ra vấn đề đình công khi có 1/3 số người lao động trong tập thể người lao động (nếu việc đình công được tiến hành trong doanh nghiệp) hoặc quá nửa số lao động trong một bộ phận cơ cấu doanh nghiệp (nếu đình công được tiến hành trong bộ phận đó). Khi có đề nghị đình công thì ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tiến hành lấy ý kiến của tập thể người lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số lượng người tiến hành đình công.
Nếu việc đình công do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định thì cũng phải lấy ý kiến của người lao động theo số lượng và cách thức như trên.
Việc quy định phải có quá nửa số người trong tập thể người lao động đồng ý mới được đình công vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp luật vừa đảm bảo cho cuộc đình công của tập thể lao động do ban chấp hành công đoàn quyết định tạo được uy thế.

Bước 2, Thông báo việc đình công:
Khi đã xác định được số lượng người tham gia đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải cử đại diện (nhiều nhất là 3 người) để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động; đồng thời phải gởi một bản thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản thông báo cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Trong bản yêu cầu gởi người sử dụng lao động và trong thông báo gởi cho cơ quan lao động và liên đoàn lao động cấp tỉnh phải ghi rõ những bất đồng, nội dung yêu cầu cần giải quyết, kết quả bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký tán thành đình công và thời điểm bắt đầu đình công. Các bản thông báo và yêu cầu phải gởi trước thời điểm bắt đầu đình công ít nhất là ba ngày để các nơi nhận kịp thời tỏ thái độ.
Cần lưu ý rằng trước, trong và sau khi kết thúc đình công, người lao động không được có hành vi như cản trở hoặc ép buộc người khác đình công, dùng bạo lực làm tổn hại máy móc thiết bị tài sản của doanh nghiệp; và người sử dụng lao động cũng không được sa thải hoặc điều động người lao động đi làm việc ở nơi khác vì lý do đình công; trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công.

Bước 3, Tiến hành việc đình công:
Việc đình công nếu được thực hiện phải đảm bảo trình tự được nêu ở mục này, nếu không đảm bảo trình tự này, cuộc đình công sẽ là bất hợp pháp.
Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.
Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật lao động.


5. Thẩm quyền giải quyết các cuộc đình công

 

a. Thẩm quyền giải quyết đình công của Tòa án

Việc giải quyết các cuộc đình công thuộc thẩm quyền của Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có tập thể lao động đình công.
Trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người lao động không đồng ý với quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Trong quá trình giải quyết vụ đình công thì toà án có quyền quyết định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của cuộc đình công.

b. Những căn cứ để tòa án công nhận cuộc đình công là hợp pháp

Thứ nhất, Cuộc đình công phải do tập thể người lao động trong doanh nghiệp tiến hành và diễn ra trong phạm vi một doanh nghiệp.
Thứ hai, Cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong quan hệ lao động.
Thứ ba, Tranh chấp lao động tập thể này phải đã được giải quyết qua các bước hòa giải và trọng tài và phải đủ quá nửa số lượng người lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký và đảm bảo các thủ tục khác theo quy định của pháp luật (gởi bản yêu cầu cho người sử dụng lao động và bản thông báo cho Cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh với nội dung và trong thời hạn luật định).
Thứ tư, Không thuộc các doanh nghiệp cấm đình công theo quy định của Chính phủ hoặc thuộc phạm vi của Thủ tướng Chính phủ quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

c. Các căn cứ xác định cuộc đình công là bất hợp pháp

Một là, Cuộc đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động.
Hai là, Cuộc đình công vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp hoặc thuộc doanh nghiệp cấm đình công.
Ba là, Cuộc đình công xảy ra khi các cơ quan tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành hòa giải và xem xét theo thủ tục trọng tài; không theo đúng những thủ tục đã được quy định của pháp luật.
Bốn là, Cuộc đình công vẫn tiếp diễn khi đã có lệnh tạm hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Việc đình công về bản chất pháp lý không phải là chấm dứt quan hệ lao động mà chỉ là tạm dừng quan hệ lao động, do đó việc giải quyết các hậu quả của cuộc đình công là hết sức phức tạp. Đình công dù là hợp pháp thì về mặt kinh tế xã hội đều không có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động cũng như lợi ích của nhà nước và toàn xã hội, vì vậy đình công chỉ có thể là biện pháp bất đắc dĩ khi không còn biện pháp nào khác.

 

6. Phạm vi tư vấn pháp luật về đình công của  Văn phòng Luật sư


Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Tư vấn đình công cho người lao động với các công việc cụ thể sau:
-  Tư vấn những doanh nghiệp người lao động được phép đình công;
-  Tư vấn về loại tranh chấp lao động được phép đình công;
-  Tư vấn điều kiện về thời hạn sau hòa giải được phép đình công;
-  Tư vấn thẩm quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;
-  Tư vấn trình tự đình công về lấy ý kiến tập thể trước khi ra quyết định đình công, ban hành quyết định và tổ chức đình công;
-   Các thủ tục cụ thể cần thực hiện tại các bước theo trình tự đình công;
-  Tư vấn về quyền của người lao động trước, trong và sau đình công;
-  Tư vấn về các trường hợp bị xem là đình công bất hợp pháp;
-  Tư vấn thực hiện quyền của người lao động khi người sử dụng lao động đóng cửa nơi làm việc do đình công;
-  Tư vấn quyền lợi về lương và các quyền lợi khác của người lao động trong quá trình đình công;
-  Tư vấn các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công để người lao động tránh các vi phạm không đáng có;
-  Tư vấn hậu quả pháp lý do đình công bất hợp pháp, việc không tuân thủ sau khi có quyết định về việc đình công bất hợp pháp;
-  Tư vấn quyền, trình tự, thủ tục khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

7. Phương thức tư vấn pháp luật về đình công của  Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy


Khách hàng có vướng mắc các vấn đề liên quan và có nhu cầu Tư vấn pháp luật liên quan đến đình công hoặc pháp luật lao động, xin vui lòng liên hệ với Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy. Chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn pháp luật cho Quý khách hàng theo các phương thức sau:

i) Tư vấn trực tiếp tại văn phòng

- Khách hàng có điều kiện đến trực tiếp Văn phòng chúng tôi tư vấn sẽ hiệu quả nhất. Việc khách hàng đến trực tiếp tại Văn phòng luật sư sẽ là cơ hội để Luật sư và khách hàng gặp trực tiếp, trao đổi chi tiết, cặn kẽ để nắm bắt sự việc cũng như yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất, qua đó chúng tôi cũng nhanh chóng đưa ra các giải pháp tư vấn cụ thể.
- Chúng tôi tiếp nhận tư vấn pháp luật cho khách hàng tất cả các ngày trong tuần.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần: Từ 8h30 đến 17h30
- Khách hàng tham khảo địa chỉ và định vị vị trí địa chỉ tại mục Liên hệ của website chúng tôi.
- Phí tư vấn pháp luật trực tiếp được chúng tôi niêm yết cụ thể tại Văn phòng làm việc của chúng tôi. Phí tư vấn được tính theo giờ và theo lĩnh vực. Phí tư vấn trực tiếp được chúng tôi tính theo giờ, phí tư vấn từ 300.000 đồng/giờ tư vấn.

ii) Tư vấn qua số điện thoại miễn phí

Chúng tôi sử dụng số 0978845617 làm Hotline cho Văn phòng. Số điện thoại Hotline sẽ xử lý các tình huống khẩn cấp và tư vấn miễn phí đối với các tình huống pháp lý ngắn gọn và đơn giản.
- Số điện thoại trên chúng tôi có sử dụng Zalo.
- Trong giờ hành chính (Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần: Từ 8h30 đến 17h30) khách hàng có thể liên hệ số: 028.38991104 để gặp các Chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

iii) Tư vấn qua các công cụ trực tuyến như Messenger và Zalo, Email

- Trên các website, chúng tôi có gắn công cụ để gọi điện trực tiếp, gọi và nhắn tin và các công cụ Messenger và Zalo. Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng click vào biểu tượng cần liên hệ để nhanh chóng kết nối với chúng tôi.
- Các tình huống phức tạp hay việc trình bày cần văn bản, quý khách hàng có thể liên hệ theo Forms liên hệ đã được chúng tối thiết kế hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ: info@luatsuhcm.com, Chúng tôi sẽ tiếp nhận và xử lý trong vòng 01 đến 03 ngày.
- Tư vấn các tình huống qua Email chúng tôi có thu phí tư vấn. Phí tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ báo với khách hàng trước khi thực hiện. Phí tư vấn chỉ từ 100.000 đồng/tình huống.

iv) Tư vấn bằng văn bản:

- Đối với các trường hợp tư vấn cần xác thực cao, hoặc phải gởi cho bên thứ ba tham khảo…theo yêu cầu của khách hàng, Chúng tôi sẽ phát hành Thư tư vấn bằng văn bản, việc tư vấn bằng văn bản sẽ theo tiêu chuẩn về hình thức cũng như nội dung sẽ cao hơn các hình thức tư vấn khác.
- Chúng tôi có thu phí tư vấn đối với việc tư vấn bằng hình thức văn bản. Phí tư vấn bằng văn bản có phí từ 1.000.000 đồng/tình huống. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được báo phí cho các trường hợp cụ thể.

v) Luật sư riêng cho cá nhân và tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

- Ngoài việc tư vấn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, Chúng tôi còn cung cấp dịch vụ Luật sư riêng cho cá nhân và Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp.
- Đây là dịch vụ chuyên sâu của chúng tôi với mục tiêu đem đến cho khách hàng trải nghiệp tốt nhất về dịch vụ Luật sư.
- Luật sư riêng cho cá nhân: cá nhân có Luật sư riêng khi làm việc hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế. Khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần gọi cho Luật sư riêng, Luật sư sẽ hỗ trợ ngay tức khắc có thể cho khách hàng.
- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp: doanh nghiệp có Luật sư tư vấn sẽ giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về phạm vi dịch vụ, phí dịch vụ và phương thức tư vấn.
Chúng tôi hy vọng các phương thức tư vấn pháp luật của chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để trải nghiệp dịch vụ tốt nhất !

 8. Thông tin liên hệ với chúng tôi


Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn về pháp luật lao động hoặc gặp vướng mắc về vấn đề đình công thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về vấn đề vấn đề xử lý kỷ luật lao động và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho hoạt động vấn đề xử lý kỷ luật lao động, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý vấn đề pháp luật đình công có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây