b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
- Khách quan: người phạm tội có hành vi “hoạt động vũ trang” (bắn, gây tiếng nổ, tấn công cơ quan Nhà nước…) hoặc “bạo lực có tổ chức” (không có vũ trang nhưng dựa vào số đông để kích động, tụ tập quần chúng tổ chức mít-tinh, biểu tình, hô khẩu hiệu…). Trong quá trình diễn biến, người phạm tội có thể lúc đầu dự định bạo loạn nhưng thấy thuận lợi nên chuyển sang lật đổ chính quyền nhân dân.
Tội phạm xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một trong các hành vi được mô tả mà không cần dấu hiệu hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng thường là công dân Việt
nam.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: người phạm tội bạo loạn với vai trò tổ chức, hoạt động đắc lực hay phạm
tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tử hình.
- Khung 2: phạm tội bạo loạn với những vai trò khác ngoài người tổ chức thì có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội