Tuy nhiên, chỉ những vật liệu nổ
dùng trong công nghiệp mới là đối tượng của tội phạm này. Nếu là vật liệu nổ dùng trong
quốc phòng thì thuộc đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 230. Có các loại vật liệu nổ
sau:
+ Thuốc nổ là loại hoá chất đặc biệt hoặc hỗn hợp hoá chất đặc biệt mà khi có tác
động lý học, hoá học hoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây ra phản ứng hoá học biến hoá
chất hoặc hỗn hợp hoá chất đặc đó thành năng lượng nổ và phá huỷ môi trường xung quanh.
+ Phụ kiện nổ thành phẩm gồm dây cháy chậm, dây nổ, kíp nổ, mồi nổ và các phụ kiện khác (Điều 1 Quy chế ban hành theo Nghị định 47; Phần I, Thông tư liên ngành số 1 ngày ngày 13/1/1998 của Bộ công nghiệp- Bộ nội vụ hướng dẫn về quản lý, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp).
- Khách quan:
Hành vi của tội phạm này tương tự như đã phân tích tội phạm quy định tại Điều 230. Tuy nhiên, đối tượng tác động của các tội này là vật liệu nổ công nghiệp. Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Tội phạm này hoàn thành không cần hậu quả xảy ra.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia làm 4 khung:
- Khung 1: phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Theo Thông tư số 01, người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ với số lượng sau đây, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự 1985:35
a) Thuốc nổ các loại từ 1kg đến 15kg.
b) Thuốc pháo: từ 3kg đến 30kg.
c) Thuốc phóng: từ 1kg đến 10kg.
d) Đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ với số lượng dưới các mức hướng dẫn trên đây nhưng đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội cố ý, có tính chất chuyên nghiệp hoặc trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự 1985.
- Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức.
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn.
Tham khảo Thông tư số 01 nói trên, có thể coi số lượng dưới đây là số lượng lớn:
a) Thuốc nổ các loại từ trên 15kg đến 75kg.
b) Thuốc pháo: Từ trên 30kg đến 150kg.
c) Thuốc phóng: Từ trên 10kg đến 50kg. ¾ Vận chuyển, mua bán qua biên giới. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn.
Tham khảo Thông tư số 01 nói trên, có thể coi số lượng dưới đây là số lượng lớn:
a) Thuốc nổ các loại từ trên 75kg đến 150kg.
b) Thuốc pháo: Từ trên 150kg đến 450kg.
c) Thuốc phóng: Từ trên 50kg đến 100kg.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân:
+ Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn. Đây là trường hợp mà số lượng vật phạm
phạm trên mức tối đa được xác định trong trường hợp “vật phạm pháp có số lượng rất lớn”.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội