- Khách quan: người phạm tội có hành vi vi phạm về việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ. Cơ sở để xác định hành vi vi phạm là các quy định của Nhà nước đối với chất phóng xạ.
Hậu quả của tội phạm không là dấu hiệu bắt buộc nhưng khả năng thực tế dẫn đến hậu quả phải tồn tại. Sở dĩ khả năng thực tế dẫn đến hậu quả phải tồn tại nhưng chưa xảy ra hậu quả là do thực tế này đã được thấy và con người sớm ngăn chặn.
- Chủ thể: là chủ thể đặc biệt. Đó là những người có trách nhiệm trong việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán chất phóng xạ.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
b. Hình phạt chia là 4 khung:
- Khung 1: phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của người khác thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
- Khung 3: phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
- Khung 4: phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội