- Khách thể: Tội trốn thuế xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, làm thất thu ngân sách Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp cho Nhà nước.
- Khách quan: đòi hỏi người phạm tội phải có hai dấu hiệu sau:
+ Người phạm tội có hành vi trốn thuế. Thuế ở đây bao gồm mọi loại thuế phải đóng bằng tiền, hiện vật hoặc dưới hình thức khác với tính chất là nghĩa vụ bắt buộc như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân... Hành vi trốn thuế có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như không đăng ký, không kê khai hàng hoá trong sản xuất, kinh doanh; kê khai gian dối, lập hoá đơn chứng từ giả, làm sai lệch sổ sách, kế toán... với mục đích để không phải nộp thuế hoặc nộp với mức thấp hơn thực tế.
+ Hành vi trốn thuế nói trên bị coi là tội phạm khi:
- Số tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên; hoặc
- Người trốn thuế đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế; hoặc
- Đã bị kết án và chưa được xoá án tích về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội phạm quy định tại các điều từ 153 đến 160, 164, 193 đến 196, 230, 232, 233, 236, 238 Bộ luật hình sự. Tội trốn thuế cần phân biệt với các tội phạm tương tự khác cũng có liên quan đến thuế. Nếu người phạm tội vì không muốn nộp thuế mà kinh doanh không có đăng ký kinh doanh thì thuộc trường
hợp kinh doanh trái phép (Điều 159). Nếu muốn trốn thuế mà có hành vi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới nhằm mục đích mua bán sẽ cấu thành tội buôn lậu (Điều 153), không có mục đích mua bán thì phải xem xét tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154)…v.v…
Trốn thuế là hành vi dùng mọi thủ đoạn để không phải nộp số thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp. Vì vậy, nếu có trường hợp người nộp thuế chậm trễ, chay lì không chịu nộp thuế dù đã đến hạn nộp thuế thì không cấu thành tội phạm này mà có thể bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp thuế (ngoại trừ người không nộp thuế đã bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số thuế này). Ngoài ra, trong trường hợp người phạm tội đã nộp đủ số thuế theo quy định nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì phải xem xét tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).
Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP (23/11/2004) hướng dẫn các hành vi mua bán hoá đơn giá trị gia tăng như sau:
- Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hoá đơn đó để lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tôtộiừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 nếu dấu hiệu khách quan của tội phạm này thỏa mãn.
- Người nào mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hoá đơn đó để lập chứng từ khống về việc mua nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, hàng hoá, chiếm đoạt tiền của cơ quan, tổ chức hoặc người khác thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
+ Nếu là người có chức vụ (tức là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền thuế của cơ quan, tổ chức mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tham ô tài sản” theo Điều 278 nếu dấu hiệu khách quan của tội phạm này thỏa mãn.
+ Nếu là người khác, không thuộc trường hợp trên mà tiền chiếm đoạt tiền thuế thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 nếu dấu hiệu khách quan của tội phạm này thỏa mãn.
- Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng và sử dụng trái phép hoá đơn đó để hợp thức hoá chứng từ về việc buôn bán trái phép hàng hoá thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
+ Nếu chứng minh được là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội buôn lậu” theo Điều 153:
a.1. Hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên;
a.2. Hàng hoá có giá trị dưới một trăm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ
luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi này, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự.
+ Nếu không chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hoá qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa), mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội trốn thuế” theo Điều 161 của Bộ luật Hình sự:
a.1. Tiền trốn thuế từ một trăm triệu đồng trở lên;
a.2. Tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181.
- Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng:
+ Người nào có hành vi bán hoá đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hoá đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Mục 1 của Thông tư liên tịch này thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm.
+ Người nào có hành vi bán hoá đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hoá đơn của người mua hoặc khi bán có biết mục đích sử dụng hoá đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a. Trường hợp chứng minh được khi bán hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hoá thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181.
b. Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, thông thường, người phạm tội vì vụ lợi nhằm chiếm số tiền thuế của Nhà nước.
- Chủ thể: bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối với tình tiết định khung của tội phạm này cần chú ý đến tình tiết “phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác với gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng. Theo Thông tư liên ngành số 06/TTLN-VKSNDTC-TANDTC-BNV (20/9/1996) hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì trường hợp trốn thuế mà còn có hành vi phạm tội khác có liên quan đến việc trốn thuế như: đưa hối lộ, chống người thi hành công vụ…v.v... thì coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, ngoài ra còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng theo quy định của Bộ luật hình sự hoặc người có trách nhiệm của Doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước đã phạm tội trốn thuế mà còn có hành vi phạm tội liên quan đến số tiền thuế đáng lẽ phải nộp (chiếm đoạt, sử dụng trái nguyên tắc, vi phạm chế độ quản lý kinh tế...) thì coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, ngoài ra còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng theo quy định của Bộ luật hình sự.
Chúng tôi trên mạng xã hội