Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 23:42
Là hành vi của người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng
- Khách thể: tội phạm xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng tác động của tội phạm này là văn bằng sở hữu công nghiệp. Nếu là văn bằng khác (bằng tốt nghiệp, bằng lái xe…) thì không thuộc đối tượng của tội phạm này.
- Khách quan: người phạm tội thường có một trong các hành vi sau:
+ Tư vấn, thông tin sai về các nội dung có liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp;
+ Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liên quan  đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng quy định…v.v… 
Những hành vi trên có thể được kiểm tra tính vi phạm pháp luật qua việc đối chiếu những quy định của pháp luật dân sự về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị coi là tội phạm nếu đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng ở đây được hiểu là thiệt hại vật chất mà người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp phải gánh chịu. Về các tình tiết gây hậu nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, chúng ta có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001).
 - Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, thông thường, người phạm tội vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
- Chủ thể: là người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây