- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ sử dụng đất đai do Nhà nước quy định. Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.
- Khách quan: người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Lấn chiếm đất trái quy định của Nhà nước. (Hành vi lấn chiếm đất đai ở đây không thuộc trường hợp chiếm đoạt tài sản người khác, xâm phạm chỗ ở thì mới cấu thành tội phạm này). Chẳng hạn, san lấp ao hồ, sông suối, biển…thuộc quyền quản lý của Nhà nước, tập thể, tự động mở rộng rào lấn chiếm đất công cộng…
+ Chuyển quyền sử dụng đất trái quy định Nhà nước, như đất đang có tranh chấp hoặc đất mà Nhà nước không cho chuyển nhượng mà chuyển nhượng.
+ Sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai. Chẳng hạn, đất canh tác mà xây nhà ở, đất vườn mà xây khu công nghiệp…
Các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai làm cơ sở xác định hành vi vi phạm là Hiến pháp, Luật đất đai hiện hành và các văn bản có liên quan.
Tội phạm hoàn thành khi can phạm có một trong các hành vi vừa nêu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính hay bị kết án về hành vi này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp).
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hình phạt:
1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Chúng tôi trên mạng xã hội