Đối tượng tác động của tội phạm này là hành vi của các nhân viên tư pháp. Nhân viên tư pháp đề cập ở đây có thể là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chấp hành viên. Ngoài ra, cũng được coi là nhân viên tư pháp đối với những người không được quy định là người tiến hành tố tụng nhưng có nhiệm vụ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án (nghiên cứu hồ sơ, đề xuất hướng giải quyết vụ án), như Thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý…v.v…
- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Hành vi “ép” ở đây được thể hiện rất đa dạng, có thể qua mệnh lệnh, chỉ thị, hay cố ý để lộ ý muốn ép buộc... Sự biểu lộ ý chí ép buộc có thể nhân danh cá nhân hay tổ chức nhưng đó hoàn toàn là ý chí của cá nhân người phạm tội. Hành vi ép buộc này phải nhằm vào các đối tượng cụ thể là nhân viên tư pháp.
Làm trái pháp luật của nhân viên tư pháp ở đây có thể là ra quyết định hoặc bản án trái pháp luật hoặc bất kỳ hành vi trái pháp luật nào khác liên quan đến công vụ của nhân viên tư pháp. Hành vi khách quan của tội phạm này khác với tội phạm quy định tại Điều 291
- lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ở chỗ:
+ Thứ nhất, đối tượng bị ép buộc ở đây là nhân viên tư pháp;
+ Thứ hai là hành vi “ép buộc” khác với hành vi “gây ảnh hưởng” ở mức độ. Ép buộc thì không làm sẽ phải gánh chịu những tổn thất nhất định mà người ép buộc hoàn toàn có khả năng gây ra (do quan hệ hành chính, đoàn thể, lãnh đạo…).
Hành vi ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật chỉ cấu thành tội phạm khi từ hành vi ép buộc đó khiến nhân viên tư pháp làm trái pháp luật đã gây hậu quả nghiêm trọng.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Vì thế, nếu cấp trên nghe cấp dưới báo cáo nhưng không thẩm tra kỹ đã vội lệnh cho cấp dưới ra quyết định trái pháp luật, không biết lệnh của mình là sai thì không cấu thành tội phạm này, nhưng có thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự). Động cơ, mục đích không là dấu hiệu định tội của tội phạm này.
- Chủ thể: là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn. Thông thường là người có quyền quyết định đối với nhân viên tư pháp về mặt hành chính, lãnh đạo.
b. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 1: ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay dùng các thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt
khác.
Thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt như: doạ sẽ chuyển công tác đi vùng cao, sâu, doạ sẽ
cho giang hồ “thanh toán”, “gài” nhân viên tư pháp đi uống bia “ôm” rồi qua phim để khống
chế…
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội