1. Quy định về đăng ký dạy thêm
Căn cứ theo Thông tư 29/2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã đưa ra một số quy định về việc dạy thêm, tổ chức học thêm với hai trường hợp cụ thể và đi kèm theo đó là một số điều kiện cần lưu ý như sau:
- Trường hợp 1: dạy thêm, học thêm trong trường: đây là trường hợp dạy thêm không thu tiền học sinh được tổ chức trong nhà trường và chỉ dành cho những học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024
- Trường hợp 2: dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường có thu tiền học sinh thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật quy định;
- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm;
- Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm;
- Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Có thể thấy, yêu cầu phải đăng ký kinh doanh là bắt buộc đối với việc dạy thêm có thu tiền học sinh đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Ví dụ: Các giáo viên mở các lớp học thêm nhỏ tại nhà hiện cũng phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Các loại hình đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký dạy thêm này phải tuân thủ theo pháp luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, các loại hình có thể đăng ký dạy thêm bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hộ kinh doanh
- Công ty hợp danh
Có thể tham khảo bảng so sánh sau:
Tiêu chí |
Hộ kinh doanh |
Doanh nghiệp tư nhân |
Công ty cổ phần/Công ty TNHH |
Công ty hợp danh |
Thủ tục thành lập |
đơn giản |
phức tạp hơn HKD |
phức tạp |
phức tạp |
Chi phí |
thấp |
cao hơn HKD |
cao |
cao |
Trách nhiệm tài sản |
vô hạn |
vô hạn |
hữu hạn |
vô hạn |
Khả năng huy động vốn |
khó khăn |
khó khăn |
dễ dàng |
khó khăn |
Uy tín |
thấp |
cao hơn HKD |
rất cao |
cao hơn |
Phù hợp với quy mô |
nhỏ |
vừa và nhỏ |
lớn |
vừa và nhỏ |
3. Nên đăng ký dạy thêm theo loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?
Dựa vào bảng so sánh trên, có thể thấy mỗi loại hình sẽ có sự phù hợp nhất định đối với từng tình huống như:
- Thành lập doanh nghiệp tư nhân: Phù hợp với những giáo viên có ý định phát triển quy mô dạy thêm lớn hơn, có nhiều lớp học và học viên;
- Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần: Thường được lựa chọn khi có nhiều giáo viên cùng tham gia góp vốn để thành lập một trung tâm dạy thêm quy mô lớn, có thương hiệu và hệ thống quản lý bài bản;
- Thành lập hộ kinh doanh: phù hợp với quy mô nhỏ, lẻ của việc dạy thêm tại nhà hoặc một địa điểm thuê nhỏ;
Trên thực tế, đa số các giáo viên, cá nhân thường tổ chức dạy thêm với số lượng học sinh không nhiều, chủ yếu trong khu vực địa bàn cấp xã, tại nhà là chủ yếu nên sự lựa thành lập hộ kinh doanh sẽ giúp việc đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh dạy thêm
Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Nên đăng ký dạy thêm theo loại hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp” nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com
Chúng tôi trên mạng xã hội