Quy định đóng BHXH khi áp dụng hình thức trả lương khoán

Thứ năm - 22/09/2022 23:06
Trả lương khoán là một trong 03 hình thức trả lương theo quy định hiện hành, gồm: trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khoán. Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức trả lương phải được ghi nhận tại Hợp đồng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động phải tuân thủ hình thức trả lương như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, thực tế, tính chất công việc và nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động có thể thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Quy định đóng BHXH khi áp dụng hình thức trả lương khoán
Mục lục
Liệu hình thức trả lương có thể thay đổi từ trả lương theo thời gian qua trả lương khoán được không?

1. Cơ sở áp dụng hình thức trả lương khoán

Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hình thức trả lương như sau:
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Theo đó, điều kiện để áp dụng hình thức trả lương khoán là:

i. Hợp đồng lao động có quy định hình thức trả lương khoán;
ii. Người sử dụng lao động phải giao việc theo khối lượng, yêu cầu chất lượng công việc và thời hạn hoàn thành cụ thể. Chỉ có công việc cụ thể đáp ứng được hình thức giao việc này mới có thể áp dụng trả lương khoán. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động đánh giá hiệu quả công việc để làm cơ sở trả lương. Thực tế, lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.
Lưu ý: dù trả lương khoán thì vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (Khoản 2 Điều 90 BLLĐ 2019).
Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, để thực hiện:

i. Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng lao động về hình thức trả lương trên cơ sở căn cứ Điều 22 và Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 về phụ lục hợp đồng lao động và sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
ii. Doanh nghiệp phải xây dựng quy chế tính lương phù hợp với hình thức trả lương khoán để làm cơ sở thực hiện.

2. Quy định đóng BHXH khi áp dụng hình thức trả lương khoán

Vì lương khoán có thể thay đổi hàng tháng nên việc xác định tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ phức tạp hơn. Do đó, đây là mối quan ngại của doanh nghiệp nói chung và bộ phận nhân sự nói riêng khi cân nhắc lựa chọn hình thức trả lương khoán. Hiện nay, pháp luật cũng đã có quy định, các cơ quan chuyên ngành cũng đã có hướng dẫn để tháo gỡ dần các vướng mắc liên quan đến việc đóng BHXH theo hình thức trả lương khoán.
Về tiền lương đóng BHXH: Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp lương khoán không cố định hàng tháng, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh mức lương đóng BHXH tương ứng.
Về phương thức đóng BHXH: Căn cứ Khoản Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 sửa đổi Khoản 2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ – BHXH về phương thức đóng BHXH được quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp trả lương khoán, phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần. Doanh nghiệp đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại doanh nghiệp trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Thực hiện hình thức trả lương là thực hiện hợp đồng lao động, cam kết giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuân thủ thỏa thuận giữa các bên là cơ sở để phát triển và duy trì quan hệ lao động hài hòa, lâu dài. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, tính chất công việc và nhu cầu thực tế mà người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận thay đổi hình thức trả lương phù hợp.

Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề 
Quy định đóng BHXH khi áp dụng hình thức trả lương khoán nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề Quy định đóng BHXH khi áp dụng hình thức trả lương khoán chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây