Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về thương lượng tập thể, Công ước ILO số 154 định nghĩa thương lượng tập thể là đề cập đến: Tất cả các cuộc đàm phán diễn ra giữa một người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, mặt khác, và một hoặc nhiều tổ chức của người lao động, cho: Xác định điều kiện làm việc và điều khoản tuyển dụng; Điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; Điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ lao động hoặc tổ chức của họ và tổ chức của người lao động hoặc tổ chức của người lao động.
Theo pháp luật Việt Nam, tại điều 65 BLLĐ năm 2019, “Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện NLĐ với một bên là một hoặc nhiều NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”. Như vậy BLLĐ năm 2019 đã mở rộng chủ thể tham gia thương lượng so với BLLĐ năm 2012.
Đây là cơ sở để người sử dụng lao động thỏa thuận với NLĐ thông qua người đại diện là tổ chức công đoàn để xác lập một thỏa thuận được thống nhất giữa hai bên về điều kiện lao động, chế độ tiền lương, những quyền và lợi ích hợp của các bên theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời cũng xem xét thỏa thuận về những quyền và lợi ích cao hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể được xác lập bằng văn bản, thông qua quá trình thương lượng giữa hai bên chủ thể: tập thể lao động và NSDLĐ. Nội dung TƯLĐTT chứa đựng các quy định về điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Vì vậy, nội dung của TƯLĐTT không hoàn toàn trùng với các nội dung thương lượng tập thể quy định tại Điều 70 BLLĐ, mà chỉ bao gồm những nội dung các bên đã thương lượng thành. Tức là, nội dung TULĐTT phải bảo đảm được 3 điều kiện:
i) Thuộc các nội dung thương lượng tập thể;
ii) Không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, nghĩa là các quyền lợi của NLĐ phải cao hơn những quy định tối thiểu, các nghĩa vụ phải thấp hơn các quy định tối đa trong hành lang BLLĐ quy định;
iii) Nội dung này phải có đa số (trên 50%) số người của tập thể lao động (đối với thỏa ước doanh nghiệp) hoặc số đại diện Ban chấp hành công đoàn (đối với thỏa ước ngành) biểu quyết tán thành.
Theo khoản 1 điều 75 BLLĐ năm 2019 TƯLĐTT gồm: (i) TƯLĐTT doanh nghiệp, (ii) TƯLĐTT ngành, (iii) có nhiều DN và các TƯLĐTT khác. Trong BLLĐ năm 2019 có mở rộng thêm loại hình TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp, điều này đã phù hợp với xu thế phát triển trong thời gian tới.
a. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 điều 83 BLLĐ năm 2012 TƯLĐTT doanh nghiệp được ký kết bởi: bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở và bên người sử dụng lao động là NSDLĐ hoặc người đại diện của NSDLĐ.
Đặc điểm của loại hình thỏa ước này là phổ biến, dễ thực hiện tuy nhiên với loại hình này người đại diện cho người lao động khó phát huy được khả năng thương lượng, không thể thỏa thuận theo chứng kiến của mình do phụ thuộc vào NSDLĐ.
b. Thỏa ước lao động tập thể ngành
Theo quy định tại khoản 1 điều 87 Bộ luật lao động năm 2012, Đại diện ký kết TƯLĐTT ngành được quy định như sau: bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành và bên NSDLĐ là đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
Đặc điểm của loại thỏa ước này là người lao động trong các doanh nghiệp có cùng ngành với nhau, có liên hệ với nhau về tính chất công việc, điều kiện lao động, về các tiêu chuẩn chung sẽ được áp dụng chung cho nhóm doanh nghiệp đó, đây được xem là một cam kết chung về các chính sách trong sử dụng lao động, tạo sự thống nhất chung.
c. Thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định
Theo quy định tại khoản 1 điều 73 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định hình thức TƯLĐTT khác do Chính phủ quy định, hiện nay Chính phủ chưa có quy định mới nào về hình thức TƯLĐTT khác, trên thực tiễn nhiều địa phương đã thực hiện TƯLĐTT nhóm.
Với loại hình TƯLĐTT nhóm có thể áp dụng theo khu vực địa lý hoặc theo khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thỏa ước lao động tập thể đóng góp vai trò quan trọng trong doanh nghiệp khi nó thừa nhận quyền của NLĐ thông qua tổ chức đại diện cho họ gọi là công đoàn. Công đoàn là nơi sẽ thiết lập những điều kiện lao động có lợi nhất cho NLĐ trong khuôn khổ quy định của luật lao động, vừa đảm bảo được tính hợp pháp, vừa đáp ứng được các yếu tố cơ bản về nhân quyền.
Như vậy, việc thiết lập Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp có bắt buộc?
Theo điểm c khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”) quy định về quyền của người sử dụng lao động như sau:
“c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể;...”
Tại Điều 75 BLLĐ cũng quy định TƯLĐTT là “thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.
Theo đó, việc ký kết TƯLĐTT là quyền mà pháp luật lao động ghi nhận cho doanh nghiệp, không phải là nghĩa vụ bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, mặc dù không bắt buộc phải ký kết TƯLĐTT nhưng khi TƯLĐTT đã được ký kết, doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước; thông báo cho tất cả người lao động; trả chi phí liên quan đến việc thỏa thuận, ký kết, gửi TƯLĐTT để tránh bị phạt theo quy định Điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; và tuân thủ TƯLĐTT đã có hiệu lực để tránh các rủi ro pháp lý khác.
Sau khi đã thỏa thuận và ký kết TƯLĐTT, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, theo Điều 77 BLLĐ về Gửi thỏa ước lao động tập thể:
“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính”.
Theo đó, doanh nghiệp có thời hạn là 10 ngày kể từ ngày ký TƯLĐTT, phải thực hiện việc gửi 01 bản TƯLĐTT đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh và phần lớn người lao động tại các tỉnh thành khác thì doanh nghiệp chỉ gửi TƯLĐTT đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Khi Quý khách hàng có nhu cầu soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể, Quý khách hàng sẽ mong muốn trong thời gian sớm nhất, có thể lên được một dự thảo Thỏa ước lao động tập thể tuân thủ quy định pháp luật và chặt chẽ, logic. Hiểu được điều đó, với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có kiến thức trong lĩnh vực lao động và có kinh nghiệm trong việc soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể, Văn phòng Luật sư nhanh chóng đúc kết từ những thông tin mà Quý khách hàng cung cấp, soạn thảo ra 1 Thỏa ước lao động tập thể phù hợp với doanh nghiệp của Quý khách hàng.
Một Thỏa ước lao động tập thể thông thường sẽ được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định pháp luật nằm ở Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn. Do đó, để biết rằng Thỏa ước lao động tập thể được điều chỉnh bởi các quy định nào, pháp luật quy định vấn đề đó như thế nào? Các quy định nào pháp luật cho phép, các điều khoản, hành vi nào pháp luật cấm…cần có sự tham vấn của Luật sư, chuyên gia pháp lý để đảm bảo sự tuân thủ.
Trong Thỏa ước lao động tập thể cũng rất cần thiết đảm bảo sự rõ ràng về mặt ngôn từ, thuật ngữ để đảm bảo, thống nhất cách hiểu và thực hiện. Do đó, Thỏa ước lao động tập thể do Luật sư soạn thảo sẽ đảm bảo được sự tuân thủ vấn đề nêu trên.
Ngoài ra, Thỏa ước lao động tập thể của Luật sư soạn thảo cũng sẽ đảm bảo hơn về bố cục, logic, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo…điều này giúp việc hiểu và thực hiện cũng được đảm bảo, tránh các tình huống không mong muốn xảy ra do Thỏa ước lao động tập thể không quy định rõ ràng.
Với kinh nghiệm của người hành nghề Luật sư, chúng tôi thường nhìn thấy và lường trước các tình huống pháp lý, rủi ro pháp lý có thể vướng phải và quy định pháp luật chưa được rõ ràng có liên quan từ thực tiễn tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể. Từ đó, chúng tôi sẽ đề xuất các quy định cụ thể để phòng ngừa các rủi ro pháp lý, hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.
>>> Tham khảo "Chi phí thuê luật sư tư vấn pháp lý"
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cũng như tìm hiểu quy mô, lĩnh vực hành nghề, các yêu cầu của khách hàng liên quan đến Thỏa ước lao động tập thể;
- Tra cứu, chuẩn bị các cơ sở pháp lý, các văn bản pháp luật điều chỉnh và tư vấn các vấn đề liên quan đến Thỏa ước lao động tập thể;
- Tư vấn và xác định cấu trúc, đề cương các điều khoản cho Thỏa ước lao động tập thể;
- Chúng tôi thẩm định các nội dung, rà soát, chỉnh sửa các điều khoản dự thảo Thỏa ước lao động tập thể do khách hàng đưa ra;
- Cử Luật sư của chúng tôi tham gia vào tiến trình soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể nếu quý khách có nhu cầu Luật sư tham vấn trong quá trình soạn thảo;
- Nếu khách hàng mong muốn bàn giao hoàn toàn việc soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể cho chúng tôi, chúng tôi sẽ cử Luật sư soạn thảo toàn bộ Thỏa ước lao động tập thể và thường xuyên cập nhật tiến độ cho quý khách;
- Cho ý kiến, đánh giá và đề xuất các điều khoản cần thiết, đàm phán với khách hàng về các điều khoản quan trọng cần có trong Thỏa ước lao động tập thể;
Nhằm đáp ứng cao hơn cho yêu cầu của khách hàng, chúng tôi cam đoan có đủ trình độ, khả năng để cung cấp cung cấp dịch vụ soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể cho cả ngôn ngữ bằng Tiếng Anh và Song ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh).
Với phương châm cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng cho dịch vụ tư vấn soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể, chúng sẽ thực hiện việc tư vấn soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể theo quy trình như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
Chúng tôi linh hoạt trong các phương tiện tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng như: qua điện thoại, zalo, email… và trực tiếp tại Văn phòng.
Luật sư, Chuyên viên pháp lý được phân công tiếp nhận thông tin sẽ giới thiệu sơ bộ về Văn phòng Luật sư và dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể.
Trao đổi thông tin, tài liệu, bảo dự thảo (nếu có) để tìm hiểu, đánh giá phạm vi, mục đích, nhu cầu cụ thể của Khách hàng đối với dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể.
Tư vấn sơ bộ cho khách hàng về các vấn đề: nhận diện nội dung cơ bản, cấu trúc, các vấn đề khác có liên quan đến Thỏa ước lao động tập thể.
Bước 2: Báo phí dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, tính chất, độ phức tạp, thời gian, ngôn ngữ…của Thỏa ước lao động tập thể, chúng tôi sẽ đề xuất phí dịch vụ với nhiều phương thức khác nhau trên đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng và tiện lợi cho giao dịch.
Đề xuất phí dưới hình thức nào thì chúng tôi đều làm rõ các vấn đề: phạm vi công việc, chi phí và phương thức thanh toán, thời gian thực hiện, ngôn ngữ làm việc, ngôn ngữ Thỏa ước lao động tập thể…
Dự trên đề xuất phí đã thống nhất, chúng tôi sẽ cùng Khách hàng ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện công việc. Để đơn giản và nhanh gọn cho giao địch, chúng tôi sẽ đề xuất phương án ký kết Hợp đồng dịch vụ một cách tiện lợi nhất.
Bước 3: Chuyển Thỏa ước lao động tập thể cho khách hàng
Trong khoảng thời gian đã thống nhất với khách hàng, chúng tôi sẽ gửi Bản thảo Thỏa ước lao động tập thể hoặc/và Thư thư vấn cho việc soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể.
Dựa trên sự tôn trọng ý kiến của khách hàng, Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung đối với Thỏa ước lao động tập thể đã gửi cho khách hàng mà khách hàng hoặc bên thứ ba (nếu có) có ý kiến, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Trong phạm vi cung cấp dịch vụ, chúng tôi sẽ tư vấn và điều chỉnh cho đến khi Thỏa ước lao động tập thể hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của khách hàng song song với việc tuân thủ quy định pháp luật, nhưng không quá 03 lần dự thảo, sửa đổi.
Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn, soát xét, soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận thông tin và tư vấn sơ bộ ban đầu một cách kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ soạn thảo Thỏa ước lao động tập thể chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp tại Văn phòng làm việc và trực tuyến qua Zalo: 0909160684, và Email [info@luatsuhcm.com]
Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội