Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 323 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 02:53
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm và làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân. Ngoài ra, hành vi này còn làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
- Khách quan:
Người phạm tội có một trong hai hành vi hoặc cả hai: 

+ Khai báo bí mật quân sự cho địch khi bị bắt làm tù binh là hành vi của quân nhân trong thời gian bị bắt làm tù binh đã khai cho kẻ địch biết những bí mật (bí mật quân sự, bí mật công tác) của quân đội. Hành vi khai báo bí mật quân sự có thể thực hiện bằng cách nói, viết, vẽ sơ đồ hoặc bất kỳ hành vi nào khác làm cho địch nắm được bí mật đó.
+ Tự nguyện làm việc cho địch là hành vi của quân nhân trong thời gian làm tù binh đã tự nguyện làm việc cho địch như: phục vụ trong các công binh xưởng, các cơ quan quân sự của địch, cung cấp cho địch biết về những người trong trại tù binh…). Tự nguyện có thể sau khi bị địch dụ dỗ, cưỡng bức hoặc không có các hình thức đó.
Hai hành vi phạm tội được xem là hoàn thành khi chủ thể có một trong các hành vi nói trên mà không cần phát sinh hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp), động cơ thường do hèn nhát, tham sanh quý tử nhưng không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Chủ thể: là quân nhân nói ở phần đầu.
 
b. Hình phạt:
 
Về hình phạt, ở khung tăng nặng của tội phạm này có một tình tiết là “đối xử tàn ác với tù binh khác” nghĩa là quân nhân sau khi bị bắt làm tù binh đã khai báo bí mật quân sự cho địch hoặc tự nguyện làm việc cho địch, và đồng thời còn đánh đập, tra tấn, ngược đãi với các tù binh khác cũng bị bắt như mình. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây