Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu (Điều 336 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 00:32
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm kỷ luật chiến trường, quy tắc và tập quán chiến tranh, chính sách đối với thương binh, tử sĩ của Nhà nước ta.
- Khách quan: chỉ cần người phạm tội có một trong hai hành vi sau: 
+ Cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh trong khi mình có trách nhiệm đó và có điều kiện thực hiện hành vi đó. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả này có thể là vật chất (chết người) hay phi vật chất (uy tín của quân đội)…Cũng xem là hành vi phạm tội này khi quân nhân biết có tử sĩ, thương binh ở trận địa nhưng đã không báo cáo với người có trách nhiệm tổ chức đưa họ ra khỏi trận địa. Hành vi bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa được thực hiện với lỗi cố ý; hành vi không chăm sóc, cứu chữa thương binh với lỗi vô ý.
+ Chiếm đoạt di vật của tử sĩ thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Thực tế, nếu di vật có giá trị lớn thì xét xử theo các điều khoản quy định về các hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu. Tội phạm hoàn thành khi quân nhân đã chiếm được tài sản của người chết.
- Chủ thể: là quân nhân nói tại phần đầu.
 
b. Hình phạt:
 
- Khung 1: người có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.
- Khung 2: phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
- Khung 3: phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
- Khung 4: người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây