- Khách quan: điều luật quy định ba hành vi:
+ Chiếm đoạt con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã hội. Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện rất đa dạng: cướp, trộm cắp, lừa đảo…Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã “chiếm” được con dấu, tài liệu (có thể là bản copy hay đã học thuộc).
+ Mua bán con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã hội: là hành vi trao đổi bằng tiền
mặt hoặc hiện vật để lấy con dấu, tài liệu. Chỉ cần có hành vi “mua” hoặc “bán” là thỏa mãn dấu hiệu của hành vi này. Tội phạm hoàn thành kể từ khi hai bên mua bán đã thỏa thuận xong việc mua bán, bất kể con dấu, tài liệu đã được trao cho bên mua chưa.
+ Tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã hội: là làm mất hoàn toàn hoặc một phần giá trị sử dụng của con dấu, tài liệu mà việc phục hồi rất khó hoặc không được. Tội phạm hoàn thành kể từ khi hành vi đã gây ra hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, nếu hành vi này có kèm theo mục đích nhất định thì tuỳ theo trường hợp cụ thể sẽ cấu thành tội phạm độc lập (trường hợp phạm nhiều tội).
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã
hội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu
đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2
năm.
- Khung 1: chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã
hội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5
năm:
+ Có tổ chức.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. ¾ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội