Tội làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 261 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 04:29
a. Định nghĩa
 
Làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện.
 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định
thông qua hành vi vi phạm những quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, xâm phạm trực tiếp
việc thực hiện nghĩa vụ của công dân, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Khách quan: người phạm tội có hành vi làm trái quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện. Cơ sở để xác định hành vi làm trái của người phạm tội là Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và các văn bản khác của Bộ Quốc phòng.
Tội phạm hoàn thành khi chủ thể có hành vi làm trái những quy định của pháp luật nghĩa vụ quân sự, không cần hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu vì nhận hối lộ mà “làm trái” thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự).
- Chủ thể: là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm trong việc thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện.
 
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1: làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự không thuộc trường hợp tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến, người phạm tội có thể bị phạt tù từ  2 năm đến 7 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây