Người không có hành vi nào thỏa mãn những dấu hiệu của một CTTP cụ thể hay nói cách khác người đó không phạm tội nào đã được Bộ luật hình sự quy định. Để xác định người nào đó là có tội phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, kể cả các quy định định của Phần chung cũng như những quy định của Phần các tội phạm. Cơ sở để coi người nào đó là không có tội có thể là:
+ Họ không có hành vi vi phạm nào; hoặc
+ Hành vi đã thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể (khoản 4, Điều 8 Bộ luật hình sự); hoặc
+ Người thực hiện hành vi không có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm (Điều 12, 13 Bộ luật hình sự); hoặc
+ Người thực hiện hành vi gây thiệt hại không có lỗi (Điều 11 Bộ luật hình sự); hoặc
+ Người thực hiện hành vi gây thiệt hại có tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi (Điều 15, 16 Bộ luật hình sự hoặc các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự khác); hoặc
+ Người có hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 23 Bộ luật hình sự) cũng được coi là trường hợp không có tội.
- Khách quan: tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội có CTTP hình thức. Về mặt khách quan, CTTP này chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội mà không đòi hỏi hành vi đó phải gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội như thế nào.
Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là hành vi khởi tố bị can (Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự) hoặc là hành vi đề nghị truy tố bị can (Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự) đối với những người không có tội.
Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm các văn bản cáo buộc người không có tội là phạm tội (khởi tố bị can, kết luận điều tra hoặc bản cáo trạng) được tống đạt cho người không có tội.
- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội phải biết rõ người mình truy cứu trách nhiệm hình sự là người không có tội. Trường hợp không biết rõ hoặc không biết người mình truy cứu trách nhiệm hình sự là người không có tội thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Động cơ, mục đích của người phạm tội có thể khác nhau, do thù tức, do tư lợi, do bị ép buộc... Nhưng động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu định tội. Tính chất của động cơ có thể được xem xét đến khi quyết định hình phạt.
- Chủ thể: chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ bao gồm những người có thẩm quyền trong việc thực hiện hành vi tố tụng là truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. Đó là người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, điều tra viên); người có quyền đề nghị truy tố và người có quyền quyết định truy tố bị can trước Toà án (Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên). Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không phải là chủ thể của tội phạm này.
Đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người tham mưu cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nếu có đề xuất ý kiến không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, được bảo lưu nhưng cấp trên vẫn quyết định truy cứu, nếu có tội phạm xảy ra, Điều tra viên, Kiểm sát viên không bị xem là phạm tội này.
b. Hình phạt chia làm 3 khung:
- Khung 1: truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Khung 2: truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp người không có tội bị truy cứu các tội phạm được quy định từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật hình sự hoặc các tội phạm khác mà Bộ luật hình sự quy định có khung hình phạt từ trên 15 năm tù.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là do bị oan nên nạn nhân bị tổn hại sức khoẻ, tự sát, gia đình tan nát, kiệt quệ về kinh tế, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín cơ quan tư pháp…v.v…
- Khung 3: truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội gây hậu quả rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Thực tiễn xem hậu quả rất nghiêm trọng có thể là làm cho người bị oan tổn hại nặng
cho sức khoẻ mà tỷ lệ thương tật từ 31%-60%, thiệt hại về tài sản có giá trị từ 300- dưới 500
triệu đồng; hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể là gây tổn hại cho sức khoẻ của rất nhiều
người (5 người trở lên) bị oan mà tổng tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, thiệt hại về tài sản trị giá trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi này có thể gây cho xã hội cực kỳ căm phẫn, ảnh hưởng rất xấu hoặc đặc biệt xấu đến uy tín của cơ quan tư pháp (tham khảo thêm các bình luận khác của sách này về tình tiết này).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội