Về căn cứ pháp lý, quy trình thu hồi đất sẽ theo quy định tại Luật đất đai 2024; các văn bản có liên quan là Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật đất đai, Nghị định 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất,...và các văn bản có liên quan do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương ban hành.
Về quy trình thực hiện, căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2024:
Bước 1: Thực hiện và xây dung các kế hoạch thu hồi đất và các phương án bồi thường:
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm lập và trình phương án về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch và việc thực hiện các dự án đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và ra quyết định về nội dung bồi thường. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách về bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.
Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, việc thẩm tra khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp này được quy định đầy đủ từ diện tích đất thu hồi, số hộ gia đình bị ảnh hưởng, dự kiến tiền bồi thường và dự kiến địa điểm, diện tích đất bồi thường.
Người sử dụng đất phải đảm bảo và có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức thực hiện việc khảo sát và giải phóng mặt bằng, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, đo đạc và xác định diện tích đất, các tài sản gắn liền với đất để lập phương án bồi thường. Trong vòng mười ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục nhưng người sử dụng đất vẫn không chịu hợp tác với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, bồi thường thì lúc đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện buộc ban hành quyết định kiểm điểm bắt buộc.
Bước 2: Lấy ý kiến, thẩm định phương án bồi thường:
Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, bồi thường, phải có trách nhiệm lập phương án hỗ trợ, tái định cư và bồi thường, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Tổ chức lấy ý kiến về các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất nông nghiệp thu hồi, đồng thời phải niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất nông nghiệp bị thu hồi. Tổ chức họp trực tiếp với các người dân trong khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi là hình thức lấy ý kiến và phải niêm yết công khai các phương án bồi thường tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi người dân có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện của những người có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ phóng mặt bằng, bồi thường phải có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến của những người đồng ý, số lượng ý kiến của những người không đồng ý và những người ý kiến khác. Bên cạnh đó, thực hiện gặp mặt đối với những trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về các phương án bồi thường để hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Bước 3: Hoàn chỉnh và phê duyệt phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp, chủ trì với những cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường trước khi Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện phương án bồi thiệt hại thường được Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 83 của Luật đất đai năm 2024 về quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường.
Bước 4: Công khai và thực hiện bồi thường
Khi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, các tổ chức phải có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và phải công khai niêm yết quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi mà có đất nông nghiệp bị thu hồi và phải gửi các quyết định bồi thường đến từng người có đất nông nghiệp bị thu hồi. Trong đó ghi rõ về thời gian, địa điểm, chi trả tiền bồi thường và mức giá bồi thường, thời gian bàn giao đất nông nghiệp đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và bồi thường.
Tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường đã được phê duyệt. Các trường hợp mà người có đất nông nghiệp bị thu hồi không chịu bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, nơi có đất nông nghiệp bị thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, Ban giải phóng mặt bằng phải tổ chức thuyết phục, vận động để người có đất bị thu hồi thực hiện. Tiến hành các thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 89 của Luật Đất đai năm 2024 nếu người dân đó vẫn cố chấp không chấp hành việc bàn giao đất. Căn cứ tại Điều 94 Luật Đất đai năm 2024: “Trong thời hạn Ba mươi ngày ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất nông nghiệp bị thu hồi còn phải được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất nông nghiệp bị thu hồi không nhận tiền hỗ trợ, bồi thường theo phương án bồi thường được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền hỗ trợ, bồi thường được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước. Người sử dụng đất nông nghiệp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước.
Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Quy trình thủ tục khi thu hồi đất nông nghiệp” nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com.
Chúng tôi trên mạng xã hội