Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 03:24
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là các phương tiện giao thông đường bộ, như: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy, xe tải, xe ô tô…v.v… 
- Khách quan: người phạm tội có hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao
thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật.  Như vậy, có hai loại hành vi
khách quan ở đây, tuỳ theo từng loại chủ thể. Nếu là người có trách nhiệm điều động phương
tiện giao thông đường bộ thì hành vi khách quan của họ là “điều động phương tiện giao
thông đường bộ không đảm bảo an toàn”. Nếu chủ thể là người có trách nhiệm trong việc
chứng nhận về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường bộ (đăng kiểm) thì
hành vi khách quan của họ là “chứng nhận không đúng về tình trạng kỹ thuật của phương
tiện giao thông đường bộ”.
 
Các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Về các hậu quả này đã được phân tích kỹ tại Điều 202.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý (chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
- Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, có thể là người có trách nhiệm điều động phương tiện giao thông đường bộ hoặc có thể là người có trách nhiệm trong việc chứng nhận về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường bộ.
 
b. Hình phạt chia làm hai khung:
 
Ở khung hình phạt thứ 2 có nêu dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Chúng ta có thể tham khảo nội dung tình tiết này tại Điều 202.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây