Đối tượng của tội phạm này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Do vậy, không cấu thành tội phạm này khi một người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do một người chiếm đoạt được nhưng hành vi của họ không bị coi là cấu thành tội phạm. Ví dụ, A (12 tuổi), sang nhà hàng xóm, thấy có cọc tiền 10 triệu đồng liền lén lấy mang về đưa mẹ và kể rõ với mẹ của A. Mẹ của A đã lấy số tiền trên tiêu xài. Trong trường hợp này, hành vi của mẹ của A không bị coi là phạm tội này vì hành vi của A không cấu thành tội phạm do chưa thỏa mãn dấu hiệu chủ thể.
- Khách quan: điều luật quy định 2 hành vi:
+ Chứa chấp: là hành vi cất, giữ, giấu tài sản đã được lấy qua phạm tội (cướp, trộm cắp, lừa đảo…). Hành vi này được thực hiện không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước đối với người phạm tội (nếu có hứa hẹn, thỏa thuận trước là đồng phạm). Người phạm tội cất, giữ các đối tượng này nhằm mục đích tiêu thụ. Đây là một dấu hiệu để phân biệt với tội che giấu tội phạm (Điều 313 Bộ luật hình sự). Đối với tội che giấu tội phạm, mục đích của người phạm tội là nhằm ngăn cản các cơ quan tố tụng phát hiện tội phạm.
+ Tiêu thụ: là hành vi chuyển giao tài sản này cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào (bán, trao đổi, tặng, để cho sử dụng, cầm cố…).
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong hai hành vi nêu trên, không cần dấu hiệu hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích nhằm tiêu thụ tài sản là dấu hiệu bắt buộc (phân biệt với tội che giấu tội phạm).
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia là 4 khung:
- Khung 1: tội phạm thuộc khung cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn. ¾ Thu lợi bất chính lớn.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn. ¾ Thu lợi bất chính rất lớn.
- Khung 4: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn. ¾ Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Chúng tôi trên mạng xã hội