b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quyền được được bảo mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện báo (phương tiện trao đổi tin tức và tình cảm của công dân).
- Khách quan:
Người phạm tội có các hành vi như chiếm đoạt, lấy trộm …thư từ, điện báo, và mọi hành vi thu trái phép, thủ tiêu trái phép thư từ, điện báo…của người khác qua các phương tiện viễn thông hoặc máy tính. Nếu các hành vi này nhằm vào những mục đích cụ thể khác thì tuỳ trường hợp có thể cấu thành tội độc lập khác, như hành vi chiếm đoạt thư, fax…nhằm mục đích gián điệp thì người phạm tội sẽ bị truy cứu về tội gián điệp.
Ngoài ra, cũng có những hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nhưng không thông qua các phương tiện viễn thông hoặc máy tính như: nghe trộm điện thoại, bóc và đọc thư của người khác, thiêu huỷ thư, điện báo, telex, fax…của người khác.
Thư từ, điện báo mang tính chất công tác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thì không thuộc phạm vi tội phạm này. Khi đó, người phạm tội sẽ bị truy cứu về tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (Điều 268).
Tội phạm hoàn này thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, nếu hành vi khám xét trái pháp luật thư tín của người khác vì sai thủ tục tố tụng thì chỉ xử lý hành chính.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội này).
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác không có các tình tiết định khung tăng nặng nói tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
- Khung 2: xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
¾ Có tổ chức.
¾ Lợi dụng chức vụ quyền hạn.
¾ Phạm tội nhiều lần.
Theo lý thuyết về phạm tội nhiều lần, người phạm tội phải thực hiện nhiều hành vi xâm phạm và đều đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Điều này thật khó xảy ra,
bởi vì khi người phạm tội đã có hành vi xâm phạm, bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính, lại thực hiện hành vi xâm phạm thì đã bị xử lý hình sự rồi. Vì vậy, người phạm tội không thể thỏa mãn điều kiện thực hiện nhiều lần xâm phạm và đều đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính. Có chăng là xảy ra trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã bưng bít, chỉ xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính khi hành vi đã cấu thành tội phạm.
¾ Gây hậu quả nghiêm trọng.
Tình tiết này được áp dụng như các tội phạm trên.
¾ Tái phạm.
Đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về bất kỳ tội nào, chưa được xoá án tích mà lại còn phạm tội này. Dĩ nhiên, nếu người phạm tội rơi vào trường hợp “tái phạm nguy hiểm” thì người phạm tội cũng bị xử lý theo khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội